LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của cô giáo Thu Hồng - một giáo viên tiểu học đang giảng dạy tại Mỹ. Trong bài viết này, cô giáo Thu Hồng chia sẻ cùng quý độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về sách giáo khoa ở Mỹ.
Các học viện và viện nghiên cứu
Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho,[96] Duyên Hải ở Nha Trang,[97] Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974),[98] và Long Hồ ở Vĩnh Long.[73] Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.[97] Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.[99] Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.[97]
Thi cử và đánh giá kết quả học tập
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965–1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các thanh tra viên trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.[44]
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển... đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển... Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.[44]
Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, Bộ Quốc gia Giáo dục có Tổng Nha Trung Tiểu học và Bình dân Giáo dục phụ trách giáo dục tiểu học và trung học; đứng đầu là một Tổng Giám đốc. Tổng Nha này (văn phòng đặt tại số 7 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn) bao gồm Nha Trung học, Nha Tiểu học, Nha Tư thục, Sở Khảo thí, và Ban Thanh tra và Soạn Đề thi. Ở địa phương, mỗi tỉnh có một Ty Tiểu học để quản lý tất cả các trường tiểu học trong tỉnh. Nhưng các trường trung học ở Sài Gòn và ở các tỉnh lỵ và quận lỵ đều làm việc thẳng với Nha Trung học ở Tổng Nha. Khi số trường trung học gia tăng quá nhiều thì Nha Trung học hoạt động không còn hữu hiệu nữa. Ở tại các tỉnh, hiệu trưởng trường trung học tỉnh lỵ kiêm luôn việc kiểm soát các trường bán công và tư thục khiến vị trí công việc này rất nặng nề.[120] Năm 1958 lập Ban Tu thư để soạn sách giáo khoa, phần lớn in ở ngoại quốc với viện trợ của Mỹ.[121]
Tháng 6 năm 1971, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, Bộ Quốc gia Giáo dục mở rộng thành Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên (VH–GD–TN). Cơ quan đầu não của Bộ bao gồm: Một Tổng trưởng (ngày nay gọi là Bộ trưởng), một Thứ trưởng, và bốn Phụ tá đặc biệt (ngang hàng thứ trưởng) đặc trách Trung Tiểu học và Bình dân Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên, và Kế hoạch. Điều hành văn phòng cơ quan đầu não có Đổng lý văn phòng (chức vụ này bị bãi bỏ từ năm 1974), Chánh văn phòng của Tổng trưởng, Chánh văn phòng của Thứ trưởng, Bí thư của Tổng trưởng, Bí thư của Thứ trưởng, Tham chánh Văn phòng của Tổng trưởng, các Công cán Ủy viên của Tổng trưởng, Thứ trưởng, Phụ tá đặc biệt, và một số Thanh tra đặc biệt tại Bộ.[120]
Tổng thư ký và Phó tổng thư ký của Bộ trông coi khối điều hành ở trung ương với 13 nha, 1 sở, và 1 trung tâm: (1) Nha Sưu tầm và Nghiên cứu Giáo dục, (2) Nha Kế hoạch và Pháp chế, (3) Nha Học chánh (tức là Quản trị Giáo dục), (4) Nha Sinh hoạt Học đường, (5) Nha Sinh hoạt Văn hóa, (6) Nha Sinh hoạt Thanh niên, (7) Nha Công tác Quốc tế, (8) Nha Sư phạm và Tu nghiệp, (9) Nha Khảo thí, (10) Nha Y tế Học đường, (11) Nha Nhân viên, (12) Nha Tài chính, (13) Nha Tạo tác (tức là Kiến thiết và Hậu cần), (14) Sở Văn thư, và (15) Trung tâm Học liệu. Thanh tra Đoàn được lập ở trung ương, bên cạnh khối điều hành của Tổng thư ký. Tổng Nha Trung Tiểu học và Bình Dân Giáo dục được giải tán và tất cả các công việc thuộc Tổng Nha được đưa về Bộ và nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Phụ tá đặc biệt đặc trách Trung Tiểu học và Bình Dân Giáo dục.[120]
Vào năm 1972, Bộ VH–GD–TN thiết lập 4 Khu Học chánh để đại diện cho Bộ ở 4 vùng chiến thuật (quân khu) để đôn đốc, kiểm soát và giúp đỡ công việc văn hóa, giáo dục, và thanh niên ở các tỉnh thuộc phạm vi quân khu của mình. Đây là một cơ quan hoạt động rất hữu hiệu, tuy nhiên vì ngân sách eo hẹp và vì nhu cầu cải tổ công vụ trên toàn quốc nên Khu Học chánh bị giải tán sau hơn một năm hoạt động. Tại mỗi tỉnh, Bộ VH–GD–TN cho thiết lập một Sở Học chánh để phụ trách tất cả các công việc liên quan đến văn hóa và giáo dục trong tỉnh; Ty Tiểu học được sáp nhập vào Sở Học chánh. Bộ VH–GD–TN mong muốn rằng cơ quan học chánh ở mỗi tỉnh phải có địa vị quan trọng và càng ít bị áp lực của địa phương càng tốt cho nên đã nâng cơ quan này lên thành Sở. Tuy vậy, do tình hình đất nước, điều này không thể thực hiện được, và công cuộc cải tổ công vụ toàn quốc đã đưa đến quyết định chuyển Sở Học chánh thành Ty Văn hóa Giáo dục tại địa phương từ năm 1974. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 50 Ty Văn hóa Giáo dục đặt tại 48 tỉnh lỵ và 2 thị xã.[120]
Về mặt ngân sách vào thời điểm năm 1961 thời Đệ Nhất Cộng hòa với ngân sách quốc gia là 15.276 triệu đồng, chính phủ đã chi 811,4 triệu đồng cho ngân sách giáo dục; chính quyền địa phương góp 563,3 triệu đồng tính tổng cộng là 8,99% ngân sách quốc gia.[95]
Bộ Quốc gia Giáo dục còn điều hành Viện Khảo cổ và quản lý các viện bảo tàng quốc gia như Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn, Viện Bảo tàng Huế và Viện Bảo tàng Chàm.
Ở Việt Nam, ngay từ thời quân chủ, giáo dục là của những người làm giáo dục. Các vương triều của Việt Nam thường chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo đó là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào hoạt động giảng dạy của các cơ sở giáo dục. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành và soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn, dù là người Pháp hay người Việt.[122]
Đặc điểm trên được tôn trọng trong suốt thời Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàng Bảo Đại và cả thời Việt Nam Cộng hòa. Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều là những nhà giáo chuyên nghiệp đảm trách (ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư...). Họ là những người có kinh nghiệm giảng dạy, giàu tâm huyết, và coi chuyên môn quan trọng hơn kinh nghiệm chính trị. Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện (của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa) đều là những nghị sĩ quốc hội xuất thân từ nhà giáo. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những vấn đề chính trị nhất thời đều ít tác động đến các nhà trường[122]
Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị.[1] Ở miền Nam trước 1975 không có "Bộ Đại học" cũng không có cơ quan chủ quản kiểu như Bộ Y tế quản lý các trường đại học Y–Dược. Trong ban lãnh đạo của Bộ Quốc gia Giáo dục của Việt Nam Cộng hòa có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học. Công việc của vị này chủ yếu là lo về chính sách chung vì các viện đại học là cơ quan ngoại vi đối với Bộ ở trung ương. Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa đại học) có quyền thảo luận và quyết định các vấn đề không trọng yếu mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ cấp trên.[72] Các hiệu trưởng hay khoa trưởng của các trường đại học hay phân khoa đại học khong do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.[123]
Về mặt tài chính, tuy các viện đại học công lập có ngân sách riêng nhưng đây là một phần của ngân sách chung thuộc ngân sách quốc gia và phải được Quốc hội chấp thuận. Tất cả các chi tiêu phải qua thủ tục "chiếu hội ngân sách" ("chiếu hội"=kiểm nhận) do Bộ Tài chính kiểm soát và thực hiện. Ngoài ra, giảng viên và nhân viên là công chức quốc gia. Việc tuyển mới, chuyển ngạch, bổ nhiệm, thăng chức, v.v... phải qua thủ tục "chiếu hội công vụ" do Phủ Tổng ủy Công vụ thực hiện để kiểm soát. Trong thực tế, thủ tục này được thực hiện một cách khá dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, về mặt tài chính các viện đại học công lập ở miền Nam không được nhiều quyền tự trị như các viện đại học ở Hoa Kỳ. Lý do của việc này là do các viện đại học này không thu học phí của sinh viên, không có nguồn thu riêng.[72]