Chữ Hán Tiếng Trung còn gọi là Hán Tự - hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung của người Trung Quốc. Chữ Hán được sáng tạo từ thời xa xưa dựa trên việc vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Sau này Chữ Hán được du nhập vào nhiều nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo thành vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Ở Việt Nam chữ Hán còn gọi là chữ Nho.
Trung Văn, Hán Ngữ , Hoa Văn và Tiếng Trung khác nhau như thế nào?
Hiện tại, ngôn ngữ của Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, nếu để ý các bạn sẽ thấy miền Bắc nước ta hay các trường Đại học có khoa Tiếng Trung Quốc thì thường gọi là tiếng Trung, Khoa Trung hay Trung Văn, còn ở miền Nam chúng ta hay gọi là tiếng Hoa, một số còn gọi là Hoa Văn, Hoa Ngữ (như SHZ gọi là Hoa Văn SHZ),…Vậy làm sao để phân biệt?
+ Trung Văn, tức Ngôn Ngữ Trung Quốc, được dùng khi phân biệt với Anh Văn, Pháp Văn
+ Hán Ngữ, là chỉ ngôn ngữ được dân tộc Hán (chiếm phần lớn dân số Trung Quốc) sử dụng; được dùng khi phân biệt với ngôn ngữ mà các dân tộc thiểu số của Trung Quốc sử dụng, như Tạng Ngữ (dân tộc Tạng), Mông Ngữ (dân tộc Mông Cổ ), ......
+ Hoa Văn, thường chỉ ngôn ngữ mà các Hoa Kiều (người Trung Quốc định cư ở nước ngoài) sử dụng, dùng khi phân biệt với tiếng Malay của dân tộc Malay, tiếng Indo của dân tộc Indonesia.
+ Tiếng Trung, được dùng rộng rãi trong tên gọi tiếng Trung Quốc ngày nay.
Hy vọng các kiến thức ngày hôm nay có thể tạo thêm hứng thú giúp bạn học tập tốt Tiếng Trung.
Chữ Trung trong tiếng Hán là gì? Chữ Trung (中) có cấu tạo và cách viết như thế nào? Đây là điều mà rất nhiều bạn học băn khoăn và mong muốn tìm hiểu. Trong bài viết này, PREP sẽ giải mã chi tiết về chữ Trung trong tiếng Hán và bật mí thêm những điều thú vị về chữ 中 nhé!
Truyền Thuyết Thương Hiệt Tạo Chữ
Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.
Một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến. Một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào.
Đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến và nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”
Thương Hiệt liền nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?
Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát các loại sự vật và vẽ ra hình dáng theo đặc trưng, từ đó đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành).
V. Tư tưởng chuộng Trung tại Trung Quốc
Có thể bạn chưa biết, người Trung Quốc từ xa xưa đã có tư tưởng chuộng Trung. Khi tìm hiểu và nghiên cứu chữ Trung trong tiếng Hán, bạn sẽ thấy rõ được điều đó.
Tư tưởng chuộng Trung đã xuất hiện từ xa xưa
Vào thời cổ đại, người Trung Quốc đã có tư tưởng luôn tự cho mình vào ở vị trí trung tâm của thiên hạ. Quan niệm này đã xuất hiện ở thời Ân Thương (thế kỷ XVII - XI TCN). Theo một số nghiên cứu, trong các thư tịch cổ đại của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều từ Trung như:
Hầu hết, các từ có chứa chữ Trung trong tiếng Hán ở trên đều phiếm chỉ những khu vực sinh sống của dân tộc Hoa hạ. Nó cũng phản ánh tâm lý luôn tự cho mình vào vị trí trung tâm trong thiên hạ.
Đối với mỗi quốc gia, kinh đô được xem là nơi trung tâm nên kinh tô được gọi là Trung kinh (中京) hoặc là Trung đô (中都). Nơi đó, triều đình sẽ được gọi là trung tâm của kinh đô, hoàng đế lại là trung tâm của triều đình. Đây cũng là kiến thức lý giải tại sao chữ Trung cũng được dùng để biểu thị triều đình hoặc hoàng đế. Từ đây, một số chữ Trung mới lại xuất hiện:
Tư tưởng, quan niệm coi bậc đế vương là trung tâm của nhân gian di chuyển lên trời cốt để chứng minh cho tính hợp lý của địa vị tôn quý của các bậc đế vương trước đây. Phái ngũ hành gồm có Trung (中) – Thổ (土) – Hoàng (黃) phối hợp với nhau chính là sản phẩm được tạo ra từ quan niệm xem mình là trung tâm. Đất là nơi con người sinh tồn, bởi vậy trong ngũ hành Thổ (đất) chính là quan trọng nhất.
Cũng có lúc “trung” được thay thế cho “hoàng”. Trung Đạo tức là hoàng đạo và hoàng đạo mang ý nghĩa là cát tường, tốt lành. Nói về tư tưởng chuộng Trung của người Trung Quốc thì còn rất nhiều điều thú vị khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn nhé!
Như vậy, PREP đã giải đáp chữ Trung trong tiếng Hán là gì và bổ sung thêm nhiều điều thú vị xoay quanh chữ Trung 中. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ sẽ hữu ích cho những bạn quan tâm tìm hiểu về chữ Hán.
thường được gọi chung không phân biệt bằng cùng một tên gọi. Về văn ngôn, xin xem bài
Chữ Hán, còn gọi là Hán tự, Hán văn[cần dẫn nguồn], chữ nho, là loại văn tự ngữ tố - âm tiết ra đời ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Ngôn ngữ đầu tiên được viết bằng chữ Hán là tiếng Hán thượng cổ, một ngôn ngữ cổ đã tuyệt diệt. Tiếng Hán thượng cổ viết bằng chữ Hán thường không được ghi lại ở hình thức đầy đủ của nó như khi nói mà ở dạng giản lược về ngữ pháp và từ vựng. Sự giản lược này dần dần sẽ sản sinh ra văn ngôn, một dạng ngôn ngữ viết truyền thống của tiếng Hán. Theo thời gian, đã có thêm nhiều ngôn ngữ được viết bằng chữ Hán, bao gồm hầu hết các ngôn ngữ là con cháu của tiếng Hán thượng cổ như tiếng Hán trung cổ, Hán ngữ tiêu chuẩn, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân Nam, vân vân, và nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Á như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Tày, vân vân.
Tại Trung Quốc thời cổ đại, ở trong tiếng Hán không có tên gọi nào chỉ riêng chữ Hán được đông đảo người nói tiếng Hán biết đến. Người nói tiếng Hán thường chỉ dùng những từ ngữ có nghĩa là chữ, chữ viết để chỉ chữ Hán.[1]
Trong các thư tịch tiếng Hán được viết trước thời nhà Tần còn lưu truyền được đến ngày nay có các từ sau để chỉ văn tự:[2]
Từ 名 “danh” có nghĩa gốc là tên, tên gọi. Tên gọi của sự vật đều là từ ngữ. Từ nghĩa gốc chỉ tên gọi, từ danh 名 “danh” có thêm nghĩa chuyển chỉ từ. Người xưa không phân biệt từ với chữ, họ đánh đồng ký hiệu họ dùng để ghi lại từ ngữ với từ ngữ nên họ đã lấy tên gọi của từ ra dùng để chỉ chữ.[3] William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 名 là /*C.meŋ/.[4]
Từ 書 “thư” có nghĩa gốc là viết. Chữ là thứ người ta viết ra khi viết, người xưa đã dùng từ 書 “thư” làm tên gọi của chữ.[5] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 書 là /*s-ta/.[6]
Từ 文 “văn” có nghĩa gốc là hoa văn. Trong chữ Hán có nhiều chữ được tạo ra bằng cách vẽ mô phỏng hình dạng của sự vật mà từ được ghi bằng chữ Hán đó biểu thị. Thí dụ: hình dạng cổ xưa nhất của chữ Hán 月 “nguyệt” (được dùng để ghi từ tiếng Hán có nghĩa là mặt trăng) là hình mặt trăng. Hoa văn thường cũng là hình mô phỏng hình dạng của sự vật, người xưa hình dung những chữ Hán có hình dạng là hình vẽ mô phỏng lại hình dạng của sự vật cũng giống như là hoa văn nên họ đã gọi chữ là 文 “văn”.[7][8] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 文 là /*mə[n]/.[9]
Từ 字 “tự” bắt đầu được dùng để chỉ văn tự từ thời Chiến quốc.[10] Nghĩa gốc của từ 字 “tự” là sinh, đẻ. Có nhiều chữ Hán được tạo ra bằng cách đem ghép các chữ Hán đã có sẵn lại với nhau, tạo thành chữ mới. Thí dụ: chữ 字 “tự” được tạo ra bằng cách đem ghép chữ 宀 “miên” với chữ 子 “tử”. Người xưa hình dung việc đem ghép chữ này với chữ nọ tạo thành chữ khác giống như là nam nữ giao hợp với nhau, sinh ra con cái, nên họ đã gọi chữ là 字 “tự”.[8] Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 字 là /*mə-dzə(ʔ)-s/.[11] Từ chữ trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 字.[12]
Sang đến thời nhà Tần, tiếng Hán có thêm một từ khác để chỉ chữ viết là từ 文字 “văn tự”. Từ này được tạo ra bằng cách ghép hai từ đã có từ trước đó là 文 “văn” và 字 “tự” lại với nhau.[13]
Từ thời nhà Tần cho đến trước thời cận đại, trong tiếng Hán, văn tự thường được gọi là 字 “tự” hoặc 文 “văn” hoặc 文字 “văn tự”.[1]
Tên gọi thông dụng hiện nay - “Hán tự” (漢字), ra đời từ nhu cầu của tăng lữ Phật giáo cần có tên gọi chỉ riêng chữ Hán để phân biệt chữ Hán với chữ Phạm nảy sinh khi dịch tiếng Phạm sang tiếng Hán. Thư tịch cổ nhất đã biết trong đó có gọi chữ Hán là Hán tự 漢字 “Hán tự” là sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” do tỷ khâu đời Đường Nghĩa Tịnh viết năm Hàm Hanh (咸亨) thứ hai (Tây lịch năm 671). Sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” còn có tên gọi khác là 唐字千鬘聖語 “Đường tự thiên man thánh ngữ”, 梵唐千字文 “Phạm Đường thiên tự văn”.[14]
Theo truyền thuyết thì Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thật nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.[cần dẫn nguồn]
Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:
Bốn cách tạo chữ (Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh) và hai cách sử dụng chữ (Chuyển chú, Giả tá) được gọi chung là Lục Thư (六書).
Chữ Hán có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ, dựa theo số nét.
Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian. Số bộ thủ nói trên là dạng chữ phồn thể, dựa theo Khang Hi tự điển (1716) và các từ điển thông dụng sau này như Trung Hoa đại tự điển (1915), Từ hải (1936).[15]
Trước đó, trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (thời Đông Hán) có 9350 chữ phân làm 540 bộ thủ. Tự lâm của Lã Thầm (đời Tấn) và Loại biên của Vương Chu và Tư Mã Quang (đời Tống) cũng có 540 bộ thủ. Ngọc thiên của Cố Dã Vương đời Lương có 542 bộ thủ. Với việc giản thể hóa chữ Hán, vì phải thêm các bộ thủ giản thể nên số bộ thủ tăng lên thành 227 bộ. Tuy nhiên, một số cách ghép bộ thủ đã làm giảm số bộ thủ, chẳng hạn Tân Hoa tự điển có 189 bộ thủ, Hiện đại Hán ngữ từ điển có 188 bộ thủ, Hán ngữ đại từ điển có 200 bộ thủ. Riêng cuốn Từ nguyên xuất bản năm 1979 có tới 243 bộ thủ.
Chữ Hán khắc phục sự hiểu sai nghĩa do đồng âm khác nghĩa: ví dụ như từ Hán-Việt "vũ" có các chữ Hán là 宇(trong "vũ trụ"), 羽(trong "lông vũ"), 雨(trong "vũ kế" - nghĩa là "mưa"), 武 (trong "vũ khí"), 舞(trong "vũ công" - nghĩa là "múa"). Nếu chỉ viết "vũ" theo chữ Quốc ngữ thì người đọc phải tự tìm hiểu nghĩa, còn nếu viết bằng chữ Hán thì nghĩa của "vũ" sẽ được thể hiện rõ ràng. Ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất ở Hàn Quốc, khi bố mẹ đi khai sinh cho con ngoài việc viết tên con bằng hangul để biểu thị cách đọc thì họ cũng phải viết cả hanja để biểu thị ý nghĩa cho tên của con mình. Ví dụ: Kim Ki Bum (cựu thành viên Super Junior) và Key (thành viên SHINee) đều có tên thật là "Gim Gi-beom", viết bằng hangul là 김기범, nhưng tên chữ Hán thì khác nhau. Kim Ki Bum có tên chữ Hán là 金起範 (Kim Khởi Phạm), còn Key có tên chữ Hán là 金基范 (Kim Cơ Phạm). Trong tiếng Việt, việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) chỉ có thể biểu âm mà không dùng kèm chữ Hán và chữ Nôm có tính biểu nghĩa tốt, đang khiến tình trạng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt trở nên nghiêm trọng hơn. Tiêu biểu như ngay chính người Việt không hiểu đúng chữ "Thị" thường có trong tên phụ nữ Việt Nam mang nghĩa là gì,[16] nhầm họ (họ Tôn và họ Tôn Thất, họ Âu và họ Âu Dương),[17] dịch "Vĩnh Long" thành "Vĩnh Dragon"[18][19],... đã gián tiếp chứng minh rằng việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ thì không đủ khả năng để biểu nghĩa đầy đủ cho tiếng Việt như chữ Hán và chữ Nôm.[20]
"...Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt...Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai hoạ không còn hoán cải được nữa, nhưng ta có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn học bắt buộc ở trường phổ thông..."
Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp cốt văn 甲骨文), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
Ngoài ra còn có chữ Hành thư (行書) và chữ Thảo thư (草書). Chữ Khải thư là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hương Cảng. Chữ Thảo thư là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Giáp cốt văn → Kim văn → Triện thư → Lệ thư → Thảo thư → Khải thư → Hành thư
Ngày nay tại Trung Quốc đại lục, bộ chữ giản thể (简体字) đã thay thế cho bộ chữ phồn thể (繁體字). Công cuộc cải cách chữ[21] viết được thực hiện sau khi đảng Cộng sản đánh bại phe quốc dân đảng ra khỏi đại lục (1949).Tháng 10 năm 1954 tại đại lục thành lập ủy ban cải cách chữ viết (中国文字改革委员会), cuộc cải cách nhằm đơn giản hóa chữ Hán để quần chúng nhân dân dễ dàng học biết chữ, xóa mù chữ, thống nhất nhân tự trên các khu vực vốn dĩ có nhiều khác biệt do điều kiện địa lí và lịch sử, đồng thời thúc đẩy việc dạy và học tiếng Hán đối với người nước ngoài. Các khu vực ngoài đại lục, đảng Cộng sản không kiểm soát như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại hay các khu vực có sử dụng tiếng Hán như Singapore tiếp tục sử dụng chữ phồn thể, tuy nhiên cũng có những cải biến nhất định.
Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm [22]. Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.
Nước Nam Việt được Triệu Đà thành lập vào thế kỷ thứ III TCN, khi nhà Tần đang thống nhất chữ viết (vào thời chiến quốc, mỗi nước phát triển chữ viết khác nhau). Hơn một thế kỷ sau, khi Lưu Bang lật đổ nhà Tần lập nhà Hán, nhà Hán mới thôn tính được Nam Việt (khoảng năm 111 TCN). Cổ vật trong lăng mộ của Hán Văn Đế cho thấy chữ viết của Nam Việt khá hoàn chỉnh [cần dẫn nguồn]. Sau này, nhà sử học Lê Mạnh Thát phát hiện rằng ngay cả Hán thư cũng dùng phương ngôn của người Việt.
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.
Trong quá trình đó chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển thêm nhưng cách phát âm chữ Hán lại bị chi phối bởi cách phát âm của người Việt, tạo ra và củng cố dần âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo.[23]
Mặc dù hiện nay rất ít được sử dụng ở Việt Nam, nhưng chữ Hán cùng với chữ Nôm vẫn là dạng kí tự quan trọng với tiếng Việt bởi tác dụng biểu thị nghĩa cho từ ngữ (khi mà chữ Quốc Ngữ chỉ có tác dụng biểu thị âm) do vấn đề đồng âm khác nghĩa, nghĩa của từ bị sai lệch (đặc biệt là hiểu nhầm ý nghĩa của tên người hoặc tên địa danh).[20] Các di chỉ lịch sử thời xưa bằng chữ Hán và chữ Nôm vẫn được bảo tồn. Người Việt đôi khi dùng chữ Hán-Nôm trong một số dịp như viết thư pháp, xin chữ ngày tết hay dán chữ 囍 - "song hỉ" ở nhà và tiệc khi có lễ cưới và vẫn thường xuyên được dùng trong các nghi lễ tôn giáo.
Hiến pháp 2013 tại Chương I Điều 5 Mục 3 quy định: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình", do vậy không có luật lệ hay quyền hành nào cấm người Việt hiện nay viết tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm như người Việt xưa.
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Hangul đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hanja) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định, phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.[cần dẫn nguồn]
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ IV, V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng ba loại ký tự:
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (音読 (音讀) (Âm Độc), ?) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (訓読 (訓讀) (Huấn Độc), ?). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (国字 (國字) (Quốc Tự), ?), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu).
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ. Nghệ thuật Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ Hán. Chữ Hán là loại chữ tượng hình và viết chữ Hán phải dùng bút lông để làm tăng thêm sức thể hiện của nhà thư pháp. Chữ Hán trong lịch sử đã một mặt làm nhiệm vụ là phương tiện để ghi chép, trao đổi tưởng truyền đạt văn hóa... của thế hệ này đến thế hệ khác, mặt khác nó còn tự tạo cho mình một môn nghệ thuật tạo hình độc đáo, sáng tạo.[24]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Chinese xin giới thiệu với bạn đọc 500 chữ Hán (chữ Trung Quốc) cơ bản cần có trong quá trình học tiếng Trung
bā 八 [bát] 8. bǎ 把 [bả] quai cầm, cán. bà 爸 [bá] tiếng gọi cha. bái 白 [bạch] trắng. bǎi 百 [bách] 100. bài 拜 [bái] lạy. bān 般 [ban] bộ phận, loại. bàn 半 [bán] phân nửa. bàn 辦 ( 办 ) [bạn/biện] làm việc. bāo 包 [bao] bọc lại. bǎo 保 [bảo] bảo vệ. bào 報 ( 报 ) [báo] báo cáo, tờ báo. běi 北 [bắc] phía bắc. bèi 備 ( 备 ) [bị] đầy đủ, chuẩn bị. běn 本 [bản] gốc. bǐ 比 [tỉ] so sánh. bǐ 筆 ( 笔 ) [bút] cây bút. bì 必 [tất] ắt hẳn. biān 編 ( 编 ) [biên] biên soạn. biàn 便 [tiện] tiện lợi. biàn 變 ( 变 ) [biến] biến đổi. biāo 標 ( 标 ) [tiêu] mốc, mục tiêu. biǎo 表 [biểu] biểu lộ. bié 別 [biệt] ly biệt, đừng. bīng 兵 [binh] lính, binh khí. bìng 病 [bệnh] bịnh tật. bō 波 [ba] sóng nước. bù 不 [bất] không. bù 布 [bố] vải. bù 部 [bộ] bộ phận.
cài 菜 [thái] rau. céng 層 ( 层 ) [tằng] tầng lớp. chá 查 [tra] kiểm tra. chǎn 產 ( 产 ) [sản] sinh sản, sản xuất. cháng 常 [thường] thường hay. cháng 長(长) [trường/trưởng] dài, lớn. chǎng 場 ( 场 ) [trường] bãi đất rộng. chē 車 ( 车 ) [xa] xe. chéng 城 [thành] thành trì. chéng 成 [thành] trở thành. chéng 程 [trình] hành trình, trình độ. chéng 乘 [thừa/thặng] đi (xe/ngựa), cỗ xe. chǐ 齒 ( 齿 ) [xỉ] răng. chí 持 [trì] cầm giữ. chóng 蟲 ( 虫 ) [trùng] côn trùng. chū 出 [xuất] xuất ra. chú 除 [trừ] trừ bỏ. chù 處 ( 处 ) [xứ] nơi chốn. chūn 春 [xuân] mùa xuân. cí 詞 ( 词 ) [từ] từ ngữ. cǐ 此 [thử] này. cì 次 [thứ] lần, thứ. cōng 聰 ( 聪 ) [thông] thông minh. cóng 從 ( 从 ) [tòng/tùng] theo. cuì 存 [tồn] còn lại, giữ lại.
dǎ 打 [đả] đánh. dà 大 [đại] lớn. dāi 呆 [ngai] đần độn. dài 帶 ( 带 ) [đái] đeo, mang. dài 代 [đại] đời, thế hệ. dàn 但 [đãn] nhưng. dāng 當 ( 当 ) [đáng/đương] đáng. dǎng 黨 ( 党 ) [đảng] đảng phái. dāo 刀 [đao] con dao. dǎo 倒 [đảo] lộn ngược. dǎo 導 ( 导 ) [đạo] dẫn dắt, lãnh đạo. dào 道 [đạo] con đường; đạo lý. dào 到 [đáo] tới. dé 德 [đức] đức tính. dé 得 [đắc] được. de 的 [đích] mục đích. děi 得 [đắc] (trợ từ). dēng 燈 ( 灯 ) [đăng] đèn. děng 等 [đẳng] bằng nhau; chờ đợi. dí 敵 ( 敌 ) [địch] kẻ địch. dǐ 底 [để] đáy, nền. dì 地 [địa] đất. dì 第 [đệ] thứ tự. dì 弟 [đệ] em trai. diǎn 點 ( 点 ) [điểm] điểm, chấm. diàn 電 ( 电 ) [điện] điện lực. diào 調 ( 调 ) [điều/điệu] điều, điệu. dīng 丁 [đinh] con trai (tráng đinh), can thứ 4 trong 10 can. dǐng 頂 ( 顶 ) [đỉnh] đỉnh đầu. dìng 定 [định] cố định, yên định. dōng 東 ( 东 ) [đông] hướng đông. dōng 冬 [đông] mùa đông. dǒng 懂 [đổng] hiểu rõ. dòng 動 ( 动 ) [động] hoạt động. dōu 都 [đô] đều. dǒu 斗 [đẩu] cái đấu. dū 都 [đô] kinh đô. dū 督 [đốc] xét việc của cấp dưới. dù 度 [độ] mức độ. dù 肚 [đỗ] cái bụng. duì 隊 ( 队 ) [đội] đội ngũ. duì 對 ( 对 ) [đối] đối đáp; đúng; đôi. duō 多 [đa] nhiều.
ér 而 [nhi] mà. ér 兒 ( 儿 ) [nhi] trẻ con. ér 爾 ( 尔 ) [nhĩ] mi, mày, ngươi. èr 二 [nhị] 2, số hai.
fā 發 ( 发 ) [phát] phát ra. fǎ 法 [pháp] phép tắc. fǎn 反 [phản] trở lại; trái ngược. fāng 方 [phương] cách, phép tắc. fáng 房 [phòng] gian phòng. fàng 放 [phóng] thả ra, đặt để, bỏ đi. fēi 非 [phi] sai, trái. fèi 費 ( 费 ) [phí] hao phí, phí tổn. fēn 分 [phân] phân chia. fèn 分 [phận] chức phận; thành phần. fēng 風 ( 风 ) [phong] gió. fó 佛 [phật] bậc giác ngộ, «bụt». fú 服 [phục] y phục; phục tùng. fù 附 [phụ] nương vào, phụ thuộc. fù 付 [phó] giao phó. fù 復 ( 复 ) [phục] trở lại, báo đáp.
gǎi 改 [cải] cải cách, sửa đổi. gài 概 [khái] bao quát, đại khái. gàn 乾 ( 干 ) [can] khô ráo. gē 哥 [ca] anh (tiếng gọi anh ruột). gé 格 [cách] cách thức, xem xét. gé 革 [cách] da, bỏ đi, cách mạng. gè 個 ( 个 ) [cá] cái, chiếc, cá lẻ. gè 各 [các] mỗi một. gēn 根 [căn] rễ, gốc gác. gēng 更 [canh] canh (=1/5 đêm). gèng 更 [cánh] càng thêm. gōng 工 [công] người thợ, công tác. gōng 功 [công] công phu, công hiệu. gōng 公 [công] chung, công cộng. gòng 共 [cộng] cộng lại, gộp chung. gǒu 狗 [cẩu] chó. gù 固 [cố] kiên cố, cố nhiên. guǎi 拐 [quải] lừa dối; cây gậy. guān 觀 ( 观 ) [quan/quán] quan sát. guān 關 ( 关 ) [quan] quan hệ. guǎn 管 [quản] ống quản; quản lý. guāng 光 [quang] ánh sáng, quang. guǎng 廣 ( 广 ) [quảng] rộng. guī 規 ( 规 ) [quy] quy tắc. guó 國 ( 国 ) [quốc] nước, quốc gia. guǒ 果 [quả] trái cây; kết quả. guò 過 ( 过 ) [quá] vượt quá; lỗi.
hái 還 ( 还 ) [hài] còn hơn, cũng. hǎi ( 海 ) [hải] biển. hàn 漢 ( 汉 ) [hán] Hán tộc. hǎo 好 [hảo] tốt đẹp. hào 號 ( 号 ) [hiệu] số hiệu. hào浩 [hạo] lớn; mênh mông. hé 和 [hoà] hoà hợp. hé 合 [hợp] hợp lại, phù hợp; hěn 很 [ngận] rất, lắm. hóng 紅 ( 红 ) [hồng] màu đỏ. hóu 猴 [hầu] con khỉ. hòu 後 ( 后 ) [hậu] ở sau, phía sau. hǔ 虎 [hổ] cọp. huá 華 ( 华 ) [hoa] đẹp; Trung Hoa. huà 畫 ( 画 ) [hoạ] tranh, vẽ tranh. huà 劃 ( 划 ) [hoạch] kế hoạch; phân chia; nét bút (của chữ Hán). huà 化 [hoá] biến hoá. huà 話 ( 话 ) [thoại] lời nói; huài 壞 ( 坏 ) [hoại] hư, xấu. huán 還 ( 还 ) [hoàn] trở lại, trả lại. huàn 換 ( 换 ) [hoán] thay đổi, tráo; huí 回 [hồi] trở lại, một hồi, một lần. huì 會 ( 会 ) [hội] tụ hội, dịp, có thể, hiểu. hūn 婚 [hôn] hôn nhân. huó 活 [hoạt] sống; hoạt động. huǒ 火 [hoả] lửa. huò 或 [hoặc] hoặc là.
jī 基 [cơ] nền, cơ bản, cơ sở. jī 機 ( 机 ) [cơ] máy móc; cơ hội. jī 雞 ( 鸡 ) [kê] con gà. jí 極 ( 极 ) [cực] rất, lắm; cùng tận. jí 及 [cập] đến; kịp; cùng. jí 級 ( 级 ) [cấp] cấp bậc. jǐ 幾 ( 几 ) [kỷ] mấy? [cơ] cơ hồ. jǐ 己 [kỷ] bản thân; can thứ 6. jì 計 ( 计 ) [kế] kế toán; mưu kế. jì 記 ( 记 ) [ký] ghi chép. jiā 家 [gia] nhà. jiā 加 [gia] thêm vào. jiā 嘉 [gia] tốt đẹp; khen. jiān 間 ( 间 ) [gian] ở giữa; gian nhà. jiàn 見 ( 见 ) [kiến] thấy; kiến thức. jiàn 件 [kiện] món, (điều) kiện. jiàn 建 [kiến] xây dựng, kiến trúc. jiāng 將 ( 将 ) [tương] sắp, sẽ. jiào 叫 [khiếu] kêu, gọi. jiào 教 [giáo] dạy; tôn giáo. jiào 較 ( 较 ) [giảo] so sánh. jiē 接 [tiếp] tiếp nhận; tiếp xúc. jiē 街 [nhai] đường phố. jiē 階 [giai] bậc thềm. jié 結 ( 结 ) [kết] kết quả; liên kết; hết. jiě 解 [giải] giải thích; cởi; giải thoát. jiě 姐 [thư] tiếng gọi chị, tiểu thư. jīn 斤 [cân] một cân (=16 lạng). jīn 金 [kim] vàng; kim loại. jǐn 緊 ( 紧 ) [khẩn] gấp, khẩn cấp. jìn 進 ( 进 ) [tiến] tiến tới. jìn 近 [cận] gần. jīng 京 [kinh] kinh đô. jīng 經 ( 经 ) [kinh] trải qua; kinh điển. jǐng 井 [tỉnh] cái giếng. jiū 究 [cứu] nghiên cứu; truy cứu. jiǔ 九 [cửu] 9. jiù 舊 ( 旧 ) [cựu] xưa cũ; cố cựu. jiù 就 [tựu] tựu thành, nên việc. jù 具 [cụ] đủ, dụng cụ. jué 覺 ( 觉 ) [giác] cảm giác, giác ngộ. jué 決 ( 决 ) [quyết] quyết định. jūn 軍 ( 军 ) [quân] quân đội.
kǎ 卡 [ca] phiên âm «car, card». kāi 開 ( 开 ) [khai] mở ra. kàn 看 [khan, khán] xem. kǎo 考 [khảo] khảo cứu; sống lâu. ke 軻 [kha] tên thầy Mạnh Tử. kě 可 [khả] có thể. kè 克 [khắc] khắc phục. kè 客 [khách] khách khứa. kè 課 ( 课 ) [khoá] bài học. kǒng 孔 [khổng] cái lỗ; họ Khổng. kǒng 恐 [khủng] sợ hãi, làm cho ai sợ. kuài 快 [khoái] nhanh; vui; sắc bén. kuǎn 款 [khoản] khoản đãi; khoản tiền.
lā 拉 [lạp] kéo. lái 來 ( 来 ) [lai] đến. lán 籃 ( 篮 ) [lam] cái giỏ xách. làng 浪 [lãng] sóng nước. láo 勞 ( 劳 ) [lao] vất vả; lao động. lǎo 老 [lão] già nua. lè 樂 ( 乐 ) [lạc] vui vẻ, khoái lạc. le 了 [liễu] trợ từ; liǎo xong, rõ ràng. léi 雷 [lôi] sấm nổ. lǐ 理 [lý] lý lẽ, đạo lý. lǐ 里 [lý] dặm; bên trong. lǐ 裡 [lý] bên trong. lǐ 禮 ( 礼 ) [lễ] lễ phép, nghi lễ. lì 利 [lợi] lợi ích, sắc bén. lì 立 [lập] đứng; lập thành. lì 力 [lực] sức lực. lì 厲 ( 厉 ) [lệ] hung ác; mạnh dữ, lián 連 ( 连 ) [liên] liền nhau; liên kết. liáng 良 [lương] tốt lành; lương hảo. liǎng 兩 ( 两 ) [lưỡng] 2; một lạng. liàng 量 [lượng] đo lường; sức chứa. liào 料 [liệu] tính toán; tài liệu; vật liệu. lín 林 [lâm] rừng. lǐng 領 ( 领 ) [lãnh, lĩnh] cổ áo; lãnh đạo. liú 流 [lưu] trôi chảy. liù 六 [lục] 6. lóng 龍 ( 龙 ) [long] con rồng. lóu 樓 ( 楼 ) [lâu] cái lầu. lǚ 旅 [lữ] đi chơi xa; quân lữ. lǜ 綠 ( 绿 ) [lục] màu xanh lá. lù 路 [lộ] đường đi. lùn 論 ( 论 ) [luận] bàn luận, thảo luận
mā 媽 ( 妈 ) [ma] tiếng gọi mẹ. má 麻 [ma] cây gai. mǎ 馬 ( 马 ) [mã] ngựa. ma 嗎 ( 吗 ) [ma] trợ từ nghi vấn. māo 貓 [miêu] con mèo. máo 毛 [mao] lông. mào 冒 [mạo] trùm lên; mạo phạm. me 麼 ( 么 ) [ma] trợ từ nghi vấn. méi 霉 [mai] nấm mốc. méi 煤 [môi] than đá. méi 沒 [mộ] không có; mất đi. měi 每 [mỗi] mỗi một. měi 美 [mỹ] đẹp. mèi 妹 [muội] em gái. mén 們 ( 们 ) [môn] ngữ vĩ (chỉ số nhiều), như wǒmen 我們 [ngã môn] (chúng tôi). mèng 夢 ( 梦 ) [mộng] giấc mộng. mǐ 米 [mễ] lúa gạo. miàn 面 [diện] mặt. mín 民 [dân] dân chúng. míng 明 [minh] sáng. mìng 命 [mệnh] mệnh lệnh, số mệnh. mó 摩 [ma] ma sát, chà xát. mò 末 [mạt] ngọn, cuối chót.
nǎ 哪 [nả] nào?: năli 哪里 [nả lý] ở đâu? nà 那 [ná] kia, đó, ấy. nài 耐 [nại] chịu đựng nán 南 [nam] hướng nam. nán 男 [nam] con trai, đàn ông. nǎo 腦 ( 脑 ) [não] não, bộ óc. ne 呢 [ni] trợ từ (tiếng đệm). nèi 內 [nội] bên trong. néng 能 [năng] năng lực; tài cán; có thể. nǐ 你 [nễ] mày, mi, anh/chị (xưng hô thân mật như «you» tiếng Anh). nǐn 您 [nâm] ông/bà (tôn kính hơn 你). nián 年 [niên] năm. niàn 念 [niệm] nhớ tưởng, đọc. niú 牛 [ngưu] con trâu; sao Ngưu. nóng 農 ( 农 ) [nông] nghề nông. nǔ 努 [nỗ] cố gắng, nỗ lực. nǚ 女 [nữ] đàn bà, con gái, phụ nữ.
pái 排 [bài] bày ra; hàng dãy; bài trừ. pàng 胖 [bạng] mập béo (dáng người). péng 朋 [bằng] bạn bè. pī 批 [phê] vả; đánh bằng tay; phê bình. pí 脾 [tỳ] lá lách. pián 便 [tiện] tiện nghi, tiện lợi. pīn 拼 [bính] ghép lại; liều lĩnh. píng 平 [bình] bằng phẳng; hoà bình. pò 破 [phá] phá vỡ, rách.
qī 期 [kỳ] kỳ hạn, thời kỳ. qī 七 [thất] 7. qí 其 [kỳ] (của) nó/chúng nó; ấy; đó. qǐ 起 [khởi] nổi dậy, bắt đầu. qì 器 [khí] đồ dùng, máy móc. qì 氣 ( 气 ) [khí] hơi thở, khí. qián 前 [tiền] trước. qíng 情 [tình] tình cảm. qǐng 請 ( 请 ) [thỉnh] mời mọc. qiú 球 [cầu] hình cầu, quả banh. qū 區 ( 区 ) [khu] vùng, khu vực. qǔ 取 [thủ] lấy; đạt được; chọn. qǔ 曲 [khúc] khúc hát; cong; gẫy. qù 趣 [thú] thú vị, hứng thú. qù 去 [khứ] đi; đã qua; khử bỏ. quán 全 [toàn] trọn vẹn, cả thảy. qún 群 [quần] bầy đoàn; quần thể.
rán 然 [nhiên] tự nhiên; đúng. rè 熱 ( 热 ) [nhiệt] nóng, nhiệt độ. rén 人 [nhân] người. rèn 任 [nhiệm/nhậm] nhiệm vụ; nhận. rèn 認 ( 认 ) [nhận] nhận thức. rì 日 [nhật] mặt trời; ngày. rú 如 [như] y như, nếu như. rù 入 [nhập] vào.
sài 賽 ( 赛 ) [tái/trại] thi đua. sān 三 [tam] 3. shān 山 [sơn/san] núi. shàn 善 [thiện] lành, tốt. shàng 上 [thượng] trên; [thướng] lên. shāo 燒 ( 烧 ) [thiêu] đốt. shǎo 少 [thiếu/thiểu] nhỏ; ít. shé 蛇 [xà] con rắn. shè 社 [xã] thần đất; hội; xã hội. shēn 深 [thâm] sâu; kín; sẫm; lâu dài. shén 什 [thập] 10; nào? gì? shēng 生 [sinh] sống; mới; sinh ra. shéi 誰 ( 谁 ) [thuỳ] ai? người nào? shī 師 ( 师 ) [sư] thầy; đông đúc; noi theo. shí 十 [thập] 10. shí 石 [thạch] đá. shí 實 ( 实 ) [thực] thật; đầy đủ; trái cây. shí 時 ( 时 ) [thời] thời gian; thời vận. shǐ 使 [sử/sứ] sai khiến; sử dụng; sứ giả. shì 識 ( 识 ) [thức] hiểu biết; kiến thức. shì 式 [thức] phép; công thức; hình thức. shì 示 [thị] bảo cho biết; cáo thị. shì 是 [thị] đúng; tiếng «vâng» đồng ý; đó. shì 室 [thất] nhà; đơn vị công tác; vợ (chính thất: vợ chính thức). shì 事 [sự] sự việc; phục vụ. shì 世 [thế] đời; đời người; thế giới. shì 試 ( 试 ) [thí] thử; thi cử (khảo thí). shōu 收 [thâu/thu] thu vào; thu thập. shǒu 手 [thủ] tay; người gây ra (hung thủ). shòu 壽 [thọ] sống lâu. shòu 瘦 [sấu/sậu] gầy ốm; (thịt) nạc; chật. shū 舒 [thư] duỗi ra; dễ chịu; thư thả. shǔ 鼠 [thử] con chuột (lão thử). shǔ 屬 ( 属 ) [thuộc] thuộc về; thân thuộc. shù 數 ( 数 ) [số] số mục; shǔ [sổ] đếm. shuǐ 水 [thuỷ] nước; sông ngòi. shuō 說 ( 说 ) [thuyết] nói; thuyết phục. sī 思 [tư/tứ] ý nghĩ; suy nghĩ; nghĩ đến. sī 私 [tư] riêng tư; chiếm làm của riêng. sī 司 [tư/ty] quản lý; nha môn; công ty. sì 四 [tứ] 4. suàn 算 [toán] tính toán; kể đến. suǒ 所 [sở] nơi chốn; sở dĩ; sở hữu.
tā 他 [tha] nó, hắn; (kẻ/việc) khác. tā 它 [tha] cái đó (chỉ đồ vật). tā 她 [tha] cô/bà ấy. tài 太 [thái] rất, quá; rất lớn. tán 談 ( 谈 ) [đàm] nói chuyện. táng 堂 [đường] sảnh đường; rực rỡ. táng 糖 [đường] đường (chất ngọt). tè 特 [đặc] đặc biệt; đặc sắc. téng 疼 [đông] đau đớn; thương xót. tī 梯 [thê] cái thang. tí 提 [đề] nâng lên (đề bạt, đề cao). tí 題 ( 题 ) [đề] chủ đề, vấn đề. tǐ 體 ( 体 ) [thể] thân thể; dáng vẻ. tiān 天 [thiên] ông Trời; bầu trời; ngày. tiáo 條 ( 条 ) [điều] cành; điều khoản. tīng 聽 ( 听 ) [thính] nghe; nghe lời. tíng 停 [đình] dừng lại; đình trệ. tíng 庭 [đình] cái sân; nhà lớn. tōng 通 [thông] thông suốt; giao thông. tóng 同 [đồng] cùng nhau. tǒng 統 ( 统 ) [thống] nối tiếp (truyền thống); thống nhất. tóu 頭 ( 头 ) [đầu] đầu; đứng đầu. tú 圖 ( 图 ) [đồ] đồ hoạ; toán tính (ý đồ). tǔ 土 [thổ] đất. tù 兔 [thố] con thỏ. tuán 團 ( 团 ) [đoàn] bầy đoàn; đoàn thể. tuì 退 [thoái] lùi lại (thoái lui); kém; cùn.
wài 外 [ngoại] bên ngoài. wán 完 [hoàn] xong (hoàn tất); đủ. wàn 萬 ( 万 ) [vạn] 10000; nhiều; rất. wáng 王 [vương] vua (gồm | và 三, ý nói vua phải thông suốt «thiên-địa-nhân»). wǎng 往 [vãng] đã qua (≠ lái 來 [lai] lại). wàng 望 [vọng] vọng trông; 15 âm lịch. wěi 委 [uỷ] giao việc (uỷ thác); nguồn cơn. wèi 為 ( 为 ) [vi] làm; [vị] vì (ai/cái gì). wèi 位 [vị] chỗ; vị trí; (các/chư) vị. wén 文 [văn] vẻ sáng đẹp (văn vẻ). wèn 問 ( 问 ) [vấn] hỏi han. wǒ 我 [ngã] tôi; bản ngã. wú 無 ( 无 ) [vô] không. wǔ 五 [ngũ] 5. wù 物 [vật] đồ vật; sự vật; vật chất.
xī 西 [tây] hướng tây. xī 希 [hi/hy] ít có (hy hữu); hy vọng. xī 息 [tức] hơi thở; tin tức; dừng; tiền lãi. xí 席 [tịch] chỗ ngồi; cái chiếu. xí 習 ( 习 ) [tập] rèn luyện, tập tành. xì 系 [hệ] cùng một mối (hệ thống). xià 下 [hạ] dưới; [há] đi xuống. xiān 先 [tiên] trước (tiên sinh 先生); đã mất (tiên đế 先帝, tiên phụ 先父). xiǎn 險 ( 险 ) [hiểm] nguy hiểm. xiàn 現 ( 现 ) [hiện] hiện ra; hiện tại. xiàn 綫 ( 线 ) [tuyến] sợi; tuyến đường. xiāng 相 [tương] lẫn nhau; xiàng [tướng] tướng mạo; quan tướng. xiǎng 想 [tưởng] nghĩ ngợi; muốn. xiàng 像 [tượng] hình; hình vẽ; giống. xiàng 向 [hướng] hướng về; hướng. xiàng 象 [tượng] con voi; biểu tượng. xiǎo 小 [tiểu] nhỏ. xiē 些 [ta] một vài.
xiè 謝 ( 谢 ) [tạ] cám ơn; héo tàn (tàn tạ); từ chối khách (tạ khách); chia tay (tạ từ). xīn 新 [tân] mới mẻ. xīn 心 [tâm] quả tim; tấm lòng; tâm trí. xīng 興 ( 兴 ) [hưng] thịnh vượng; xìng [hứng] hứng khởi, hứng thú. xíng 行 [hành] đi; được; háng [hàng] giòng, hàng lối; cửa tiệm. xíng 型 [hình] khuôn đúc; mô hình. xíng 形 [hình] hình dáng, hình thức. xìng 姓 [tính] họ; (bách tính: 100 họ). xìng 性 [tính/tánh] bản tính; giới tính. xiōng 兄 [huynh] anh (ruột); anh. xiū 休 [hưu] nghỉ ngơi; về hưu; bỏ vợ; đừng, chớ; tốt lành (cát khánh). xiū 修 [tu] xây dựng; sửa chữa (tu lý). xuǎn 選 ( 选 ) [tuyển] chọn lựa. xué 學 ( 学 ) [học] học hỏi, học tập. xuě 雪 [tuyết] tuyết lạnh; rửa (tuyết sỉ 雪恥 : rửa sạch mối nhục).
yā 壓 ( 压 ) [áp] ép; sức nén (áp lực). yà 亞 ( 亚 ) [á] thứ 2 (á hậu); châu Á. yán 研 [nghiên] nghiên cứu; mài nhẹ. yán 嚴 ( 严 ) [nghiêm] nghiêm khắc. yàn 驗 ( 验 ) [nghiệm] thí nghiệm; kinh nghiệm; hiệu nghiệm. yáng 羊 [dương] con dê. yáng 陽 [dương] khí dương (≠ âm); nam; mặt trời; cõi sống (dương thế). yàng 樣 ( 样 ) [dạng] hình dạng. yào 要 [yếu] quan trọng; cần phải; muốn. yě 也 [dã] cũng; «vậy» (hư từ). yè 業 ( 业 ) [nghiệp] nghề; sự nghiệp. yī 一 [nhất] một; cùng (nhất tâm, nhất trí) yí 移 [di] dời, biến đổi. yí 宜 [nghi] nên, phải; thích nghi. yǐ 已 [dĩ] đã rồi. yǐ 以 [dĩ] để mà; làm; xem như (dĩ vi). yì 意 [ý] ý tưởng; ý kiến. yì 義 ( 义 ) [nghĩa] ý nghĩa; việc nghĩa. yīn 因 [nhân] nguyên nhân; vì bởi. yīn 音 [âm] âm thanh; tin tức (âm hao) yīn 陰 [âm] khí âm (≠ dương); nữ; bóng râm; cõi âm (âm ty, âm phủ). yīng 鷹 ( 鹰 ) [ưng] chim ưng. yīng 應 ( 应 ) [ưng] cần phải; yìng [ứng] trả lời, đáp ứng; ưng chịu.
yíng 贏 ( 赢 ) [doanh] có lợi; đánh bạc ăn (≠ 輸 thâu: thua bạc). yòng 用 [dụng] dùng; áp dụng. yóu 由 [do] do bởi; tự do. yóu 猶 ( 犹 ) [do] cũng như, giống như. yóu 油 [du] dầu; thoa dầu. yóu 遊 [du] đi chơi; bất định. yóu 游 [du] bơi lội; = 遊 [du] (du lịch). yǒu 有 [hữu] có; đầy đủ. yǒu 友 [hữu] bạn bè (bằng hữu). yòu 又 [hựu] lại nữa. yú 于 [vu] đi (vu quy); = 於 [ư] ở, tại. yú 与 [dữ] cùng với; cho, tặng; dự vào. yǔ 雨 [vũ] mưa. yǔ 語 ( 语 ) [ngữ] lời nói; từ ngữ; ngôn ngữ; yù [ngứ] nói. yù 預 ( 预 ) [dự] dự tính; sẵn (dự bị). yù 育 [dục] sinh sản; nuôi nấng. yuán 原 [nguyên] nguồn; bằng phẳng. yuán 元 [nguyên] nguồn; đầu; đồng ($). yuán 員 ( 员 ) [viên] nhân viên. yuè 樂 ( 乐 ) [nhạc] âm nhạc. yuè 越 [việt] vượt qua. yuè 粵 [việt] dân Việt (Quảng Đông). yuè 月 [nguyệt] tháng; mặt trăng. yùn 運 ( 运 ) [vận] thời vận, vận động.
zài 再 [tái] thêm lần nữa. zài 在 [tại] ở; đang có; hiện tại. zào 造 [tạo] chế tạo. zé 則 ( 则 ) [tắc] phép tắc; ắt là. zēng 增 [tăng] tăng thêm. zhǎn 展 [triển] mở rộng, khai triển. zhàn 站 [trạm] đứng; trạm xe. zhàn 戰 ( 战 ) [chiến] đánh nhau. zhāng 章 [chương] chương sách; vẻ sáng. zhāng 張 ( 张 ) [trương] giương lên. zhě 者 [giả] kẻ, (học giả: người học). zhè 這 ( 这 ) [giá] này, cái này. zhe 着 [trước] trợ từ; zhuó [trước] mặc. zhēn 真 [chân] đúng; chân chính. zhēng 爭 ( 争 ) [tranh] giành giật. zhèng 正 [chính] chính thức. zhèng 政 [chính] chính trị. zhī 支 [chi] chi xài; chi nhánh. zhī 之 [chi] đi; trợ từ; nó; ấy. zhí 直 [trực] ngay; thẳng. zhǐ 指 [chỉ] ngón tay; chỉ điểm. zhǐ 只 [chỉ] chỉ có. zhì 志 [chí] ý chí. zhì 制 [chế] chế tạo. zhì 質 ( 质 ) [chất] bản chất; chất vấn. zhì 治 [trị] cai trị. zhōng 中 [trung] giữa; [trúng] trúng vào. zhǒng 種 ( 种 ) [chủng] loại; trồng cây. zhòng 重 [trọng/trùng] nặng; lặp lại. zhòng 眾 ( 众 ) [chúng] đông người. zhōu 週 [chu] một tuần lễ. zhōu 周 [chu] chu đáo; nhà Chu. zhōu 州 [châu] châu (đơn vị hành chánh). zhū 猪 [trư] con heo. zhǔ 主 [chủ] chủ; chúa. zhù 住 [trụ/trú] ở, cư trú. zhuān 專 ( 专 ) [chuyên] chuyên biệt. zhuàn 轉 ( 转 ) [chuyển] xoay; 1 vòng. zī 資 ( 资 ) [tư] tiền của; vốn (tư bản). zǐ 子 [tử] con; ngài; thầy; [tý] giờ tý. zì 自 [tự] tự bản thân; từ đó. zǒng 總 ( 总 ) [tổng] cả thảy. zū 租 [tô] thuế đất; thuế thóc; cho thuê. zú 足 [túc] chân; đầy đủ. zǔ 組 ( 组 ) [tổ] nhóm, tổ. zuì 最 [tối] cùng tột, rất lắm. zuò 做 [tố] làm việc. zuò 作 [tác] làm việc, chế tạo.
500 chữ Hán cơ bản ở trên. Các bạn hãy nhanh tay tập ghép từ mới nhé. Hãy gửi email hoặc bình luận bên dưới để nhận phần thưởng nếu bạn ghép được nhiều từ nhất
yā 壓 ( 压 ) [áp] ép; sức nén (áp lực).
lì 力 [lực] sức lực. lì 厲 ( 厉 ) [lệ] hung ác; mạnh dữ,
→ tạo ra từ yālì có nghĩa là áp lực Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi
→ Xem Thêm: Hướng dẫn cách viết tiếng chữ Hán cơ bản tại đây
Nguồn: www.chinese.edu.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả