Trả lời phỏng vấn báo chí, một tiến sĩ nổi tiếng cho rằng Việt Nam là nơi dễ kiếm tiền nhất thế giới: "như một cái xe máy công suất to nhưng đang bị tắc ống bô, khi chúng ta khui được cái bô thì xe chạy bon bon", ông giải thích thêm: "tôi đi nhiều quốc gia và thấy tình trạng ăn xin còn nhiều, mâm cơm có khi chưa bằng Việt Nam đâu”... Ý kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Nhà thám hiểm này từng tìm thấy gì ở rãnh Mariana?
Bên cạnh những khám phá đáng chú ý như 3 loài sinh vật biển mới hay lớp đá địa chất nằm ở nơi sâu nhất từng được tìm thấy… nhà thám hiểm Victor Vescovo từng tìm thấy một túi nylon và giấy gói kẹo ở độ sâu gần 11.000m. Điều này cho thấy, ngay cả những nơi xa xôi nhất trên Trái đất cũng không thoát khỏi thảm họa rác nhựa.
Rãnh đại dương sâu nhất thế giới nằm ở đâu?
Mariana là rãnh đại dương hình lưỡi liềm nằm ở phía Đông quần đảo Mariana, Thái Bình Dương, với chiều dài khoảng 2.550km, rộng khoảng 69km. Đây là điểm thấp nhất của Thái Bình Dương và cũng là nơi sâu nhất trên Trái đất. Trong khi độ sâu trung bình của Thái Bình Dương khoảng hơn 4.100m, độ sâu nhất của rãnh Mariana là khoảng gần 11.000m.
Ai xác lập kỷ lục thế giới là người xuống nơi sâu nhất của Trái đất?
Năm 1960, nhà hải dương học Jacques Piccard và sỹ quan Don Walsh đã lặn xuống nơi sâu nhất dưới đại dương là Challenger Deep ở độ sâu 7.918m.
Kỷ lục đó được giữ vững cho đến khi nhà thám hiểm Victor Vescovo thực hiện 3 lần lặn xuống Challenger Deep vào năm 2019. Lần sâu nhất ông đã lặn xuống là 10.923m. Quá trình lặn của ông kéo dài tổng cộng 12 giờ, trong đó có 4 giờ ở dưới đáy biển.
Điều này cũng khiến Vescovo trở thành người đầu tiên đến nơi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest và điểm thấp nhất trên Trái đất.
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn rãnh có độ sâu lớn nào?
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn có một số rãnh có độ sâu lớn như rãnh Philippine sâu 10.545m, rãnh Tonga sâu 10.882m…
Trong khi đó tại Đại Tây Dương có một số rãnh sâu là rãnh Puerto Rico sâu 8.605m, rãnh Romancheb sâu 7.454m… Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina với độ sâu 8.047m và rãnh Java có độ sâu tối đa là 7.455m.
Điểm sâu nhất của Nam Đại Dương là Factorian Deep nằm ở rãnh South Sandwich với độ sâu vào khoảng 7.432m. Tại Bắc Băng Dương, rãnh có độ sâu lớn nhất là rãnh Eurasian Basin với độ sâu 5.450m.
Cuộc thi chủ đề Du lịch (#Travel2020) diễn ra từ 24/7 tới 7/8 nhận được 13.685 ảnh dự thi. Sau một tháng bình chọn, ban tổ chức đã tìm ra top 50 ảnh tốt nhất và trao giải thưởng 1.000 USD cho tác giả Brian TR (Tây Ban Nha) với bức "Khoảnh khắc diệu kỳ". Ảnh đạt giải nhất này chụp chính tác giả và bạn đồng hành là chó cưng đang ngắm hoàng hôn ở Dolomites (Italy) qua cửa lều.
Dưới đây là một số ảnh xuất sắc nhất trong top 50 ảnh du lịch đẹp nhất năm 2020 của Agora:
Bức "Quá khứ, hiện tại và tương lai" của tác giả Alvaro Valiente, người Tây Ban Nha, chụp ở Palawan, Philippines. Anh kể rằng mình quá may mắn khi bắt được khoảnh khắc một ông già, một người trung tuổi và cháu gái đi bộ qua bờ biển. Hoàng hôn buông làm tôi nhớ mãi lúc đó.
"Khám phá hang băng" của Dan Rose người Anh chụp ở hang Eiskapelle, Berchtesgaden, Đức. Đây là hang băng nằm ở chân núi Watzmann (núi cao thứ 3 ở Đức). Eiskapelle cũng là hang trong sông băng dễ tiếp cận nhất ở nước này.
Tác phẩm "Dải ngân hà" chụp tại Great Staples Tor, Vườn quốc gia Dartmoor, Devon, Anh, của Liam Man. Với Liam, nhiếp ảnh du lịch không chỉ là đặt chân tới nhiều nơi mới mà còn nắm bắt hình ảnh của những nơi đó bằng cách tốt nhất. Anh sử dụng kỹ thuật phơi sáng để tạo dải ánh sáng trong bức ảnh đồng thời bắt được bầu trời đầy sao.
Bức ảnh "Lối tự do" do tác giả Jojo Deladia người Philippines chụp tại sân bay quốc tế Subic Bay của nước này.
Tác giả kể, đó là một buổi bình minh rất đẹp khi tôi bắt gặp hình ảnh người nhảy dù này. Tôi chạy ngay về hướng chủ thể để chụp lúc người còn lơ lửng phía trên đỉnh núi, ánh sáng buổi sớm làm nền ảnh tuyệt vời.
Tác phẩm "Đôi khi phần hay nhất của du lịch là hành trình" của nhiếp ảnh gia Lee Mumford người Hong Kong. Ảnh chụp từ trên cao về một chuyến tàu chạy qua cầu cạn ở Sri Lanka.
"Góc ngắm ngoạn mục" là tác phẩm của tác giả Italy, Filippo Bellisola, chụp ở Santana, Madeira, Bồ Đào Nha.
Filippo chia sẻ, đó là ngày cuối anh ở Madeira, anh và hai người bạn đi săn cảnh hoàng hôn cuối cùng của hành trình. Thời tiết không đẹp lắm nhưng bầu trời ảm đạm lại tạo nên không gian thật thú vị.
Ảnh "Hồ Motosuko" chụp ở Nhật Bản của nhiếp ảnh gia Max Dreher, người Đức. "Bức ảnh là sự kết hợp hình ảnh tôi nằm trong lều, bạn gái tôi ngồi nướng marshmallow bên đống lửa trại. Cửa lều như đóng khung cảnh cả hồ, núi Phú Sĩ đằng xa", Max chia sẻ.
Tác phẩm "Chuyến xe đường dài" do nhiếp ảnh gia Andrei Pugach người Nga chụp tại Belarus.
"Lái xe trên đường đơn độc trước bình minh" là ảnh của Roland Schwarz chụp ở Iceland.
"Những chuyến phiêu lưu" của nhiếp ảnh gia Carles Alonso, chụp ở Lerida, miền tây Catalunya, Tây Ban Nha.
"Chuyến xe qua những cung đường uốn lượn" là tác phẩm của Jenny, nhiếp ảnh gia nữ người Đức, chụp ở Rừng Đen nước này. Ảnh được chụp vào một sáng mùa thu se lạnh trong chuyến đi tới vùng Rừng Đen của cô.
Jenny kể cô đang tìm chút thời gian rời bỏ công việc bận rộn, áp lực lúc đó. Cảnh tượng ánh bình minh lấp lánh làm cô chợt nhận ra cuộc sống còn rất tươi đẹp và thế giới cũng vậy. Nhìn tưởng cảnh yên bình nhưng xe cộ chạy ở đây khá nhiều, Jenny tốn kha khá thời gian để bắt được khoảnh khắc chỉ một chiếc xe đi qua cung đường.
Bức ảnh "Du ngoạn bầu trời" do Pamela Plaza, nhiếp ảnh gia người Mexico, chụp ở Morocco. "Chiếc khinh khí cầu bay cao trên miền quê Morocco làm tôi mơ màng ngắm nhìn bầu trời với màu sắc kỳ diệu đang bao quanh không gian đó".
Điểm sâu nhất của rãnh Mariana tên là gì?
Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), điểm sâu nhất của rãnh Mariana là Challenger Deep nằm ở vị trí cực Nam của rãnh. Challenger Deep sâu khoảng gần 11.000m và hơn chiều cao của đỉnh núi Everest khoảng 2.100m.
Rãnh Mariana do Hải quân Hoàng gia Anh dùng tàu Challenger II khảo sát lần đầu vào năm 1951 nên nó được đặt tên là Challenger Deep.