Nhân mỹ học đường thuở sơ khai là một cơ sở đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Hán Nôm và thư pháp. Ban đầu, lớp chỉ có 10-15 người theo học. Người đầu tiên khởi xướng, sáng lập và chủ trì giảng dạy miễn phí ngoài giờ hành chính là thầy giáo – cư sĩ Lê Trung Kiên. Lớp học đượng Thượng tọa Thích Thanh Lương với tâm từ bi bố trí cho học tại khuôn viên chùa Nhân Mỹ, bao cấp phòng học, bàn ghế và điện nước. Mục tiêu chính của sơ sở là kết hợp nghiên cứu, bồi dưỡng, phối hợp đào tạo những người có nhu cầu tìm hiểu, tâm huyết và tham gia công tác bảo tồn giá trị văn hóa tôn giáo thông qua cứ liệu ngữ văn Hán Nôm: phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo có tư cách pháp nhân khác để bồi dưỡng những người có nhu cầu tìm hiểu về Hán Nôm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tôn giáo truyền thống; thông qua bồi dưỡng, đào tạo xây dựng đội ngũ có khả năng, tâm huyết để tham gia vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo. Nhân mỹ học đường đã được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của các cơ quan như Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo…đặc biệt là các quý thầy trụ trì các chùa Thanh Quang, Thiên Phúc và Tứ Kỳ.
Xin lỗi bạn về sự bất tiện này!
“Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” không phải là một cuốn cẩm nang du học với những gợi ý đi đâu, ăn gì, hay làm sao để nhận học bổng. Bởi Huyền Chip chưa từng và không bao giờ chọn đi lối mòn, không ngại thử thách và luôn khát khao sống khác biệt. Học xong cấp ba, cô không thi đại học mà nhận lời mời làm việc ở một công ty Malaysia. Khi công việc đang tiến triểnthuận lợi, cô từ bỏ công việc mơ ước để đi vòng quanh thế giới. Về nước sau chuyến đi kéo dài gần ba năm qua ba châu lục, cô khiến tất cả sửng sốt khi báo tin mình nhận được học bổng toàn phần tại một trong những ngôi trường hàng đầu thế giới. Cô bỏ lại sau lưng những chuyến đi dài ngày và những câu chuyện thị phi để trở thành một sinh viên tưởng như bất bình thường nhưng thực sự lại rất bình thường ở một ngôi trường đặc biệt như Stanford. Bạn sẽ tìm được gì trong nhật ký về những năm đầu tại trường đại học của một cô gái như vậy?
Không phải cuốn hồi ký với những đoạn miêu tả tâm trạng sâu lắng trữ tình hay những pha hành động cao trào, gay cấn, “Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” như một người bạn dễ gần và tin cậy, từ tốn kể về hành trình bốn mùa: mùa thu xao xuyến hạnh phúc với giấc mơ Stanford, mùa đông khao khát mong chờ vì những trải nghiệm mới, mùa xuân nỗ lực dồn sức trong môi trường khắc nghiệt và khép lại một năm khi mùa hè rực rỡ căng tràn nhiệt huyết đã đến như lời hẹn: Lại xách ba lô lên và đi. Vì trải nghiệm đáng giá nhất chính là những trải nghiệm của cảm xúc và trái tim.
Sau những ồn ào xung quanh hai cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi", Huyền Chip sang Mỹ và bắt đầu cuộc hành trình của cô ở Stanford. Cô hiện đang học thạc sĩ, ngành Khoa học máy tính, chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo.
Cuốn sách tiếng Anh đầu tay của cô dự định sẽ ra mắt vào năm 2017.