Khi đến Phần Lan, các nhà đầu tư không phải lo lắng về kinh phí sách vở học tập hàng năm cho con em mình. Tại Phần Lan, bạn chỉ việc làm thẻ thư viện và được mượn đọc sách miễn phí hàng tháng.

Phần Lan có nói tiếng Anh không?

Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Phần Lan, người dân nước này còn rất giỏi tiếng Anh. Do đó, các du học sinh hay nhà đầu tư nước ngoài đều rất thuận lợi khi sang đất nước này làm việc sinh sống. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam trước khi sang Phần Lan còn lo lắng về sự bất đồng ngôn ngữ.

Bởi tiếng Phần Lan khó học sẽ khiến học bất cập khi giải quyết công việc kinh doanh và sinh hoạt tại một đất nước mới. Thế nhưng, chỉ cần bạn có vốn tiếng Anh giao tiếp cơ bản đã có thể đi lại, sinh hoạt, học tập và làm việc thuận lợi tại đất nước của “Ông già Noel”.

Đến đất nước Phần Lan, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nhân viên thu vé tàu xe, người thu ngân siêu thị, lao công trên đường đều có thể nói và giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Hiện nay, người dân Phần Lan được đánh giá là 1 trong số các nước nói tiếng Anh tốt nhất khu vực châu Âu.

Thế nhưng, nếu bạn thật sự muốn sinh sống lâu dài tại Phần Lan, nhất là ở lại định cư. Bạn nên dành thời gian để học tiếng Phần Lan. Dù là ngôn ngữ khó nhưng khi học bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị về tiếng Phần Lan.

Xem thêm: Tiền Phần Lan đổi ra tiền Việt TẠI ĐÂY

Như vậy: Hợp đồng hôn nhân là hợp đồng trái pháp luật ?

Việc xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình giữa 01 nam và 01 nữ, dựa trên tinh thần tự nguyện, do hai người có đủ điều kiện để kết hôn và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Theo đó, bất cứ loại hợp đồng nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác: Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Ngoài ra, hiện nay, theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng. Thỏa thuận này phải lập trước khi kết hôn dưới hình thức là văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Trong đó, nội dung của văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.

Như vậy, ngoài hợp đồng hay còn gọi là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định.

Đặc biệt những hợp đồng hôn nhân vì mục đích trục lợi, hợp đồng lập ra để kết hôn giả là những hợp đồng vi phạm pháp luật.

Kết hôn giả có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Việc kết hôn giả tạo không chỉ không được pháp luật công nhận mà thậm chí nếu mục đích của việc kết hôn này không nhằm để xây dựng gia đình, vì mục đích trục lợi thì có thể bị phạt hành chính.

Theo đó, nếu người nào lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc thực hiện các mục đích trục lợi khác thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Như vậy, nếu hợp đồng hôn nhân thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì hoàn toàn được pháp luật Việt Nam công nhận nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Nhưng nếu không vì mục đích xây dựng gia đình mà chỉ nhằm kết hôn giả tạo thì sẽ không được pháp luật công nhận.

〉 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Lao động | Hành chính | Hình sự | Luật sư riêng...

Đài Loan, một hòn đảo xinh đẹp với nền văn hóa đa dạng, cũng là nơi giao thoa của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vậy người Đài Loan nói tiếng gì? người Đài Loan có nói tiếng Trung Quốc không? Cùng khám phá câu trả lời trong bài viết này nhé!

👉 Xem thêm: Tiếng Đài Loan: Nguồn Gốc, Lịch Sử Phát Triển, Đặc Điểm Và Vai Trò

Người Đài Loan nói tiếng gì? Đài Loan nổi bật với nền văn hóa lâu đời và sự đa dạng ngôn ngữ độc đáo. Các ngôn ngữ được sử dụng tại đây hiện nay có thể được phân thành ba nhóm chính: Ngôn ngữ Hán – Tạng; ngôn ngữ Nam Đảo, đại diện cho di sản ngôn ngữ của các cộng đồng bản địa và ngôn ngữ nước ngoài.

👉 Xem thêm: Dịch tiếng Đài Loan chuẩn xác, chuyên nghiệp

Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở Đài Loan là tiếng Quan Thoại, được công nhận là ngôn ngữ chính thức từ năm 1945. Tiếng Quan Thoại đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, hành chính và truyền thông.

Giới trẻ Đài Loan thường nói tiếng Quan Thoại lưu loát hơn so với người lớn tuổi, người dân ở khu vực thành thị như Đài Bắc có xu hướng sử dụng tiếng Quan Thoại thường xuyên hơn người dân ở vùng nông thôn.

Một ngôn ngữ quan trọng khác thuộc hệ Hán – Tạng tại Đài Loan là tiếng Mân Nam, còn được gọi là tiếng Phúc Kiến hay tiếng Đài Loan. Ngôn ngữ này bắt nguồn từ các phương ngữ của tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc đại lục và được khoảng 70% dân số Đài Loan sử dụng.

Tiếng Mân Nam rất phổ biến ở các khu vực miền Trung và miền Nam, có vai trò lớn trong việc hình thành văn hóa, âm nhạc, văn học và chính trị của hòn đảo.

Tiếng Khách Gia là một ngôn ngữ khác trong hệ Hán – Tạng được sử dụng ở Đài Loan, chủ yếu bởi cộng đồng người Khách Gia (hay người Hẹ) – một dân tộc thiểu số đã di cư từ Trung Quốc đại lục qua nhiều thế kỷ.

Cộng đồng này tập trung tại các khu vực như Cao Hùng, Tân Trúc và Đào Viên. Tiếng Khách Gia có sự khác biệt đáng kể về âm vị, ngữ pháp và từ vựng so với các ngôn ngữ Hán – Tạng khác, được coi là một trong những ngôn ngữ bảo tồn nhiều đặc điểm của tiếng Hán cổ.

👉 Xem thêm: Dịch Tiếng Đài Loan Sang Tiếng Việt – Uy Tín – Chính Xác

Ngôn ngữ thuộc hệ Nam Đảo là ngôn ngữ bản địa của Đài Loan, được sử dụng bởi các thổ dân – những cư dân đầu tiên sinh sống trên hòn đảo. Hiện nay, Đài Loan công nhận 16 ngôn ngữ Nam Đảo, mỗi ngôn ngữ gắn liền với một bộ tộc hoặc nhóm thổ dân khác nhau.

Các ngôn ngữ Nam Đảo tại Đài Loan được xem là nguồn gốc của toàn bộ hệ ngôn ngữ Nam Đảo, hiện đang được sử dụng tại nhiều khu vực như Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Madagascar. Vì vậy, chúng có giá trị về mặt lịch sử và ngôn ngữ học, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thực dân hóa, hòa nhập văn hóa và quá trình đô thị hóa, nhiều ngôn ngữ Nam Đảo hiện đang đối mặt với nguy cơ mai một. Trước tình hình này, chính phủ Đài Loan đã thực hiện hàng loạt biện pháp bảo tồn như đưa ngôn ngữ Nam Đảo vào chương trình giáo dục.

👉 Xem thêm: Dịch Tiếng Việt Sang Tiếng Đài Loan – Chất Lượng Cao

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đài Loan đã chịu ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ nước ngoài.

Tiếng Nhật có lẽ là ngoại ngữ để lại dấu ấn sâu đậm nhất, được đưa vào Đài Loan trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1895 đến 1945.

Trong giai đoạn này, tiếng Nhật được sử dụng như ngôn ngữ chính thức và giảng dạy rộng rãi, góp phần định hình văn hóa, xã hội và ngôn ngữ của Đài Loan. Ngày nay, nhiều người Đài Loan, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi, vẫn có khả năng nói hoặc hiểu tiếng Nhật.

Tiếng Anh cũng là một ngoại ngữ quan trọng, được giảng dạy phổ biến trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Đài Loan. Nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế cho thế hệ trẻ, chính phủ Đài Loan hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng mô hình giáo dục song ngữ Trung – Anh.

Ngoài ra, sự hiện diện của các ngôn ngữ Đông Nam Á như tiếng Indonesia, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Thái và tiếng Mã Lai cũng đã đóng góp đáng kể vào bức tranh ngôn ngữ phong phú của Đài Loan.

Các ngôn ngữ này chủ yếu được sử dụng bởi cộng đồng di dân và lao động nhập cư, phản ánh sự giao thoa văn hóa và ngôn ngữ trên hòn đảo này.

👉 Xem thêm: Dịch Thuật Tiếng Đài Loan Bởi Người Bản Xứ