Sinh viên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng một tháng trước khi đi du học có quá trễ? Dựa trên một tình huống tư vấn có thật, ISA sẽ hướng dẫn các bạn cách thức và thời gian xin học bổng du học lý tưởng.

Các yếu tố cần chuẩn bị để săn học bổng

Xin học bổng không phải là chuyện đơn giản và bạn không thể chỉ đơn thuần điền vào tờ đơn xin học bổng là xong chuyện. Việc đó đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng, từ các “bằng chứng” chứng minh mình xứng đáng để nhận học bổng cho đến thời gian “vàng” để nộp cho các trường đại học. Vì lẽ đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ dưới đây nếu muốn “lọt vào mắt xanh” hội đồng tuyển sinh.

Phải kể đến đầu tiên là bảng điểm trung bình ba năm cấp 3 của bạn tại Việt Nam. Bảng điểm càng đẹp, bạn càng có ưu thế cạnh tranh với những hồ sơ khác. Nếu đã có ý định đi du học từ sớm, bạn nên “chăm chút” thật kỹ bảng điểm của mình. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng bảng điểm là một trong những “át chủ bài” quan trọng giúp bạn ghi điểm với người xét hồ sơ của mình.

Yêu cầu về GPA của các trường sẽ không giống nhau. Thông thường, bạn phải được GPA từ 8.0/10 hoặc 9.0/10 mới có cơ hội nhận học bổng. Hơn nữa, bạn cũng nên cố gắng duy trì phong độ học tập của mình, vì ngôi trường bạn sẽ theo học có thể yêu cầu GPA cả ba năm cấp 3 hoặc chỉ GPA của lớp 12.

Kế đến, để chứng minh năng lực ngoại ngữ của mình, bạn phải sở hữu ít nhất một bằng cấp ngoại ngữ quốc tế, chẳng hạn như IELTS hay TOEFL. Điểm số càng cao, bạn càng có cơ hội giành mức học bổng có giá trị càng lớn. Đối với những trường hot, yêu cầu về điểm IELTS có thể lên đến 8.0 và TOEFL là 90 điểm.

ISA cũng muốn bổ sung thêm một số chứng chỉ quốc tế mà bạn cần phải có trong phần này, đó chính là SAT hoặc ACT – hai yêu cầu phổ biến đối với việc xét học bổng của các trường đại học Mỹ. Số điểm SAT/ACT sẽ tùy thuộc vào từng trường đại học.

Các trường đại học đánh giá rất cao một hồ sơ có liệt kê các hoạt động ngoại khóa. Bởi lẽ những hoạt động này sẽ góp phần thể hiện cá tính, sở thích, đam mê, khả năng và kỹ năng của bạn. Nhà trường sẽ dựa vào những yếu tố này để đánh giá năng lực của bạn một cách toàn diện hơn thay vì chỉ thông qua các thành tích học tập.

Bạn có thể tham gia các hoạt động trong trường, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc tự mình lập nên một câu lạc bộ về một chủ đề mà bạn yêu thích. Thay vì tham gia tràn lan nhiều hoạt động ở mức hình thức, bạn nên tập trung chọn 3 – 4 hoạt động có ý nghĩa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm cách để “đánh bóng” hồ sơ du học bằng hoạt động ngoại khóa tại đây!

Thư giới thiệu, hay còn gọi là Letter of Recommendation, là lá thư được viết bởi giáo viên, giảng viên, giáo sư hoặc sếp của bạn – những người chịu trách nhiệm đào tạo/quản lý bạn. Nội dung thư chủ yếu là những lời nhận xét về bạn: thời gian học tập/làm việc, khả năng học tập, năng lực làm việc, các kỹ năng nổi bật của bạn,… nhằm tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin xét duyệt học bổng.

Thông qua thư giới thiệu, hội đồng xét tuyển sẽ có nhiều góc nhìn hơn để đánh giá năng lực thật sự của bạn, từ đó quyết định xem bạn có xứng đáng để trao học bổng hay không. Vì tầm quan trọng đó, bạn cần có thời gian tìm người viết thư giới thiệu phù hợp để đảm bảo về độ chính xác và độ thuyết phục của lá thư.

Bạn muốn chuẩn bị một lá thư giới thiệu hiệu quả, đừng bỏ lỡ bài viết này!

Cuối cùng là bài luận cá nhân, Personal Statement (PS). Đây là “vũ khí” để bạn thể hiện mong muốn của bản thân. Một bài PS ấn tượng sẽ giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công khi ghi danh vào các trường hot hoặc nộp đơn xin học bổng.

Tuy bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài PS như những yếu tố còn lại, nhưng bạn cũng cần dành thời gian để kiểm tra tính thuyết phục của bài luận. Thông thường, một bài luận sẽ mất khoảng 1 tháng – 1 năm để hoàn thành.

Tránh ngay những lỗi thường gặp khi viết PS với những lời khuyên này!

Luyện tập đều các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết

Tất cả các kỹ năng này đều quan trọng. Đạt điểm cao trên các kỹ năng sẽ để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hoặc hội đồng xét du học.

Với những phương pháp này, bạn sẽ có bước đi đầu tiên rất chắc chắn trong hành trình chinh phục chứng chỉ IELTS. Hy vọng sau bài viết IGEMS chia sẻ ở trên bạn sẽ tìm được phương pháp luyện thi IELTS phù hợp với bản thân. Chúc bạn sớm đạt được band điểm như kỳ vọng nhé.

Lộ trình săn học bổng du học

Sau khi tìm hiểu về những loại giấy tờ cần thiết, có thể thấy rằng quá trình chuẩn bị cho việc xin học bổng sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, sẽ rất khó để xin học bổng nếu thời gian chuẩn bị chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 tháng như câu hỏi được nêu ra ở đầu bài. Tuy nhiên, nếu học sinh, sinh viên có thể thỏa mãn được ít nhất 3/5 điều kiện trên, các bạn hoàn toàn có thể thử sức của mình.

Liên hệ hotline 0938 938 748 để ISA tư vấn kỹ hơn về lộ trình du học – xin học bổng cấp tốc nhé!

Một lộ trình du học và xin học bổng thông thường sẽ được chia thành 3 giai đoạn dưới đây.

Đầu tiên, bạn và gia đình cần xác định rõ hướng đi sau khi học hết cấp 3 tại Việt Nam. Nếu lựa chọn của gia đình là đi du học, bạn cần phải chuẩn bị ngay từ khi còn học lớp 9 hoặc lớp 10 bằng các bước sau:

Bước sang năm học lớp 11, bạn có hai lựa chọn: hoặc là học tiếp lớp 11 và 12 tại Việt Nam để có bằng tốt nghiệp phổ thông; hoặc là chọn các chương trình dự bị đại học tại nước ngoài để du học. Nếu chọn lộ trình đầu tiên, bạn cần đảm bảo thực hiện những bước sau:

Đây là giai đoạn gấp rút và cực kỳ quan trọng để bạn tiến hành nộp hồ sơ xin học bổng:

Trong suốt thời gian này, các bạn cần phải cập nhật liên tục thông tin tuyển sinh từ phía nhà trường để đảm bảo nộp hồ sơ đúng thời hạn. Sẽ có một số mốc thời gian quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi tiến hành nộp hồ sơ, bao gồm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần nắm vững nếu muốn quy trình xin học bổng du học của mình diễn ra một cách thuận lợi nhất. Bạn cần tập trung tinh thần và lưu ý các mốc thời gian để không bỏ lỡ cơ hội nộp đơn của mình.

Nếu bạn và gia đình đang gặp khó khăn trong việc xin học bổng, hãy liên hệ hotline 0938 938 748 của ISA hoặc đến ngay Văn phòng 157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM nhé!

Chứng chỉ IELTS có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, để chinh phục tốt bài thi này không phải là điều đơn giản. Trong bìa viết kỳ này, ACET sẽ cùng Quý độc giả giải đáp: Học IELTS nên bắt đầu từ đâu? Lưu ý khi luyện IELTS cho từng kỹ năng.

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp luyện IELTS, hãy cùng ACET điểm qua vậy Chứng chỉ IELTS là gì? Cấu trúc cho một bài thi IELTS hoàn chỉnh gồm những phần nào?

Chứng chỉ IELTS (International English Language Testing System) là một hệ thống các bài kiểm tra được sử dụng để chúng minh khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Bài thi gồm 4 phần cho 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết. ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức IDP của Úc là 3 nhà đồng điều hành kỳ thi IELTS trên toàn thế giới. Mỗi người thi có thể lựa chọn giữa hai loại hình thức thi IELTS:

Chứng chỉ IELTS được chấp nhận bởi đa số các trường đại học cao đẳng ở Úc, Anh, Canada, châu u. Với Mỹ, đã có rất nhiều trường chấp nhận IELTS tương đương thay vì chứng chỉ TOEFL bắt buộc như mọi khi. Hiện nay, IELTS đang là hệ thống kiểm tra khả năng ngôn ngữ tiếng Anh phổ biến nhất.

Cấu trúc một bài thi IELTS hoàn chỉnh sẽ gồm 4 phần trong vòng 3 tiếng. Chi tiết bài thi như sau:

Phần thi nghe được diễn ra trong vòng 40 phút, bạn sẽ có khoảng 30 phút nghe và 10 phút trả lời câu hỏi. Phần nghe IELTS sẽ gồm 4 phần là những cuộc độc thoại hoặc đàm thoại bởi người bản xứ hoặc những người nước ngoài nói tiếng anh. Cuộc đàm thoại có thể từ 1-4 người. Đồng thời độ khó giữa từng phần sẽ có chiều hướng tăng dần, bạn sẽ chỉ được nghe duy nhất 1 lần. Nội dung chi tiết như sau:

Phần thi đọc sẽ được diễn ra trong vòng 60 phút với 40 câu trắc nghiệm. Bài thi đọc sẽ gồm 3 đoạn văn mỗi đoạn dài 1.500 từ với độ khó tăng dần. Các đoạn văn được trích dẫn từ các nguồn mang tính học thuật cao từ sách, báo, tạp chí…

Phần thi viết được diễn ra trong vòng 60 phút gồm Task 1 và Task 2. Chi tiết từng phần thi như sau:

Phần thi nói sẽ được diễn ra trong thời gian từ 11 đến 15 phút. Giám khảo sẽ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn trong bài thi này. Phần thi nói sẽ gồm có 3 phần:

Một lưu ý cho bạn: Đối với phần nói bạn nên nói từ từ, phát âm rõ ràng. Với phần thi nói sẽ có ghi âm để phòng trường hợp thí sinh xin phúc khảo.

Trong 4 phần thi: Nghe, nói, đọc, viết, hai kỹ năng nghe và nói bạn có thể hoàn toàn tự tính được điểm của mình dựa trên số câu đúng. Dưới đây là bảng quy đổi số câu của IELTS.

Điểm trung bình (Overall) của IELTS sẽ được 5 tính bằng trung bình cộng của 4 kỹ năng. Số điểm trung bình sẽ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hiện tại của bạn đang ở mức nào. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo mức đánh giá dựa trên thang điểm trung bình của IELTS.

Điểm IELTS sẽ dao động từ 0-9.0. Với những học sinh đi du học mức điểm IELTS yêu cầu tối thiểu sẽ từ 5.5 trở lên.

Hiện tại, hầu hết mọi thành phố lớn trực thuộc các tỉnh đều có các trung tâm liên kết với IDP hoặc British Council để tổ chức kỳ thi IELTS. Tuy nhiên, lịch thi ở những thành phố trực thuộc tỉnh sẽ hạn chế hơn. Lịch thi các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh sẽ linh hoạt hơn. Vì vậy bạn có thể lên trang web https://www.idp.com/ để tham khảo lịch thi cũng như các đối tác của IDP trên toàn quốc. Có 2 hình thức thi: thi trên giấy và thi trên máy tính.

Theo cập nhật mới nhất từ năm 2020, chi phí cho kỳ thi IELTS ACADEMIC cho cả trên máy và trên giấy: 4.750.000 VNĐ.