Trong nghề giao nhận, Logistics bạn sẽ thường xuyên gặp và quen thuộc các thuật ngữ về hàng FCL, LCL,…Tuy nhiên đối với những ai không làm trong ngành này hoặc mới bước chân vào nghề thì hẳn vẫn còn khá xa lạ với những thuật ngữ này. Vậy cụ thể FCL là gì, LCL là gì và có những điểm khác biệt gì giữa chúng, hãy cùng Hiệp Hội Logistics giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

FCL Là Gì? FCL Là Viết Tắt Của Từ Gì?

FCL (viết tắt của Full Container Load) là hàng được xếp đầy nguyên container, trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng là của người gửi hàng và người nhận hàng. Khi chủ hàng có khối lượng hàng nhiều đủ để chứa đầy một container hoặc đầy nhiều container, họ sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng

Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL

Về chi phí vận chuyển: LCL có cước phí đắt hơn FCL và được tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc trọng lượng hàng. Chưa kể nhiều chi phí của hàng lẻ được cố định bất kể trong container đó có nhiều hay ít hàng. Tuy nhiên so với việc vận chuyển đường air thì hình thức gửi hàng LCL vẫn tiết kiệm hơn cho chủ hàng.

Về quy trình vận chuyển: Quy trình vận chuyển của hàng LCL phức tạp và mất nhiều thời gian hơn hàng FCL. Người gom hàng phải kiểm đếm lô hàng lẻ khác nhau của các chủ hàng khác nhau, thực hiện hàng loạt chứng từ chỉ cho một container hàng sau đó sắp xếp để giao cho từng chủ hàng. Trong quá trình thông quan, vì trục trặc của một lô hàng nào đó mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khách hàng có hàng trong container đó khiến cho thời gian nhân hàng bị trì hoãn.

Về rủi ro khi vận chuyển: Hàng LCL làm tăng rủi ro đối với hàng hóa hơn hàng FCL vì dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc hàng hóa khi có nhiều loại hàng hóa đóng chung trong một container.

Tham khảo: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

Bước 3: Khai hải quan điện tử và đóng thuế

Khai báo hải quan có thể được thực hiện trực tuyến và đồng thời với việc lấy lệnh giao hàng D/O. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và tránh những sai sót trong quá trình điền tờ khai thủ công. Sau khi khai báo thành công, hệ thống sẽ cung cấp thông tin về số tiếp nhận, số tờ khai và tình trạng phân luồng hàng hóa.

Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu FCL

Booking là việc thuê tàu, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thuê các công ty Forwarder làm booking để có được giá tốt và cạnh tranh nhất. Người xuất khẩu nên kiểm tra kỹ các thông tin trên booking nhận được từ Forwarder như: Cảng đến, cảng đi, ngày khởi hành, ngày cắt máng, số lượng cont,… để chuẩn bị hàng giao kịp thời

Đối với hàng nguyên (FCL), người xuất khẩu sẽ đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho. Sau đó cont hàng sẽ được bàn giao lại cho công ty Forwarder đưa ra bãi container (CY) tại cảng.

Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cho việc làm thủ tục hải quan tại cảng. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê Forwarder để tiết kiệm thời gian và chi phí cho lô hàng do công việc này yêu cầu tính nghiệp vụ rất cao

Một số mặt hàng đặc thù cần thực hiện thêm một số công việc như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng,…

Sau khi thủ tục hải quan xuất khẩu hoàn thành, người vận tải đưa lô hàng lên tàu và rời cảng. Từ khi chuẩn bị đóng hàng, người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận để gửi cho hãng tàu phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.

Người xuất khẩu phải chuẩn đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm:

Nếu thanh toán bằng TT cần gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp hoặc nếu thanh toán bằng L/C thì gửi qua ngân hàng.

Khi nhận được bộ chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra, đối chiếu lại toàn bộ thông tin xem đã chính xác và phù hợp chưa. Nếu chưa chính xác doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu bên bán sửa lại ngay để tránh bị cơ quan hải quan phạt

Trước ngày tàu cập cảng đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp thuê Forwarder thì thông báo này sẽ được gửi đến cho Forwarder. Các thông tin cần lưu ý trong thông báo này là: Ngày cập cảng, Kho hàng hoặc nơi lưu trữ hàng chờ thông quan, Các phí phải nộp,…

Doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty Forwarder để xuất trình B/L gốc và nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng. Đồng thời công ty Forwarder cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm phiếu xuất kho tại cảng.

Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu

Doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan điện tử trước khi hàng cập cảng. Sau khi hàng cập cảng thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thông quan hàng hóa

Đối với một số mặt hàng đặc thù, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số chứng từ và mang hàng đi làm kiểm tra chất lượng. Sau khi kiểm tra chuyên ngành và được cấp chứng nhận công bố hợp quy thì khi đó lô hàng mới hoàn thành

Hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng, sau đó hàng được đưa về kho của người nhập khẩu

Trong giao nhận hàng hóa thì việc nắm chắc quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là điều vô cùng quan trọng, hi vọng qua bài viết Hiệp Hội Logistics đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hàng FCL, sự khác biệt của FCL và LCL cũng như quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu đối với hàng hóa FCL.

FCL là gì? Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu, xuất khẩu FCL như thế nào? Có thể nói FCL là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển. Việc chia hàng hóa thành hàng FCL và LCL giúp đơn vị giao nhận quốc tế đưa ra mức chi phí phù hợp cho lô hàng xuất nhập khẩu.

Để nắm rõ về quy trình xuất nhập khẩu hàng FCL, bạn cần hiểu rõ FCL là gì?

FCL là tên gọi viết tắt của cụm từ tiếng Anh FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” tức hàng vận chuyển nguyên container. Thuật ngữ FCL được sử dụng trong ngành giao nhận vận tải biển quốc tế cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

Thuật ngữ FCL thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hàng hoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20feet hoặc 40feet).

Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt và/ hoặc đường bộ đến nơi cuối.

Bên cạnh thuật ngữ FCL, người trong nghề cũng hay nhắc đến thuật ngữ LCL. Vậy ngoài hiểu về FCL là gì, bạn cũng cần biết LCL là gì?

LCL là viết tắt của Less than Container Load, là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.

Sự khác biệt giữa hàng FCL và LCL

Ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng LCL và hàng FCL khác nhau cả về khái niệm, khối lượng, kích thước hàng , điều kiện vận chuyển, chi phí, đến chủ hàng.

Tuy xét về tổng chi phí, việc đặt một container FCL sẽ đắt hơn nhưng nếu  xem xét theo chi phí thứ nguyên thì đặt  FCL rẻ hơn so với LCL.

Vì chỉ giao cho một chủ hàng, cũng không cần phải thực hiện các quy trình như phân loại và đóng gói container tại các cảng giao hàng riêng biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại cảng cũng thấp hơn.

Vì phải giao nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian cho các quy trình phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý. Thời gian cho việc xếp và dỡ hàng cũng thường cao hơn gửi hàng LCL.