Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.
Suy nghĩ về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống
Đoạn văn nghị luận về sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Nghị luận xã hội về làm chủ cảm xúc - Mẫu 2
Danh ngôn có câu: "Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh". Bạn muốn sống bản lĩnh hay để bản năng cầm dây cương cuộc đời bạn? Dĩ nhiên, ai cũng muốn trở thành người bản lĩnh. Để có thể trở thành người như mình mong muốn, chúng ta phải học cách tự chủ cảm xúc, biến nó thành kĩ năng, thành phản xạ của bản thân.
Tự chủ cảm xúc là biết nhận diện cảm xúc của mình, giữ gìn cảm xúc ấy ở trong trạng thái bình lặng nhất có thể dù bất cứ tình huống nào xảy ra.
Người biết tự chủ cảm xúc cũng giống như vị thần Điềm Đạm trong câu chuyện cùng tên, dù có sấm giật, nước dâng cũng không sợ hãi, âm nhạc ảo huyền mê hoặc cũng không khuất lụy, không một sự tác động nào từ bên ngoài có thể lấn át được trạng thái tĩnh lặng bên trong. Người tự chủ cũng có rung cảm, xao động nhưng biết kìm giữ và điều khiển cảm xúc, không để chúng lấn át lí trí, chi phối hành vi của mình. Bởi vậy, người biết tự chủ cảm xúc thường có suy nghĩ thấu đáo, hành vi chuẩn mực, phong thái điềm đạm, hòa nhã trong các mối quan hệ.
Dân gian có câu: "Một điều nhịn, chín điều lành" để khẳng định tầm quan trọng của việc tự chủ cảm xúc. Khi ta có thể kìm nén cơn tức giận do người khác hoặc do ngoại cảnh tác động, ta sẽ không rơi vào trạng thái "cả giận mất khôn". Tức giận như sương mù che mờ lí trí, lời nói và hành động trong lúc nóng giận có thể làm tổn thương người khác, làm xấu xí hình ảnh của chính mình, thậm chí gây nên những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, giữ trạng thái bình tĩnh trong tình huống này, ta sẽ lí trí hơn trong cách xử sự để không buông lời cay nghiệt, không đi đến quyết định, hành vi sai lầm.
Có nhiều người khi rơi vào nghịch cảnh thì trở nên bi quan, chán nản. Nhưng có nhiều người lại nhanh chóng lấy lại được thăng bằng, chế ngự cảm xúc bi lụy, tiêu cực bằng cảm xúc lạc quan, tràn đầy hi vọng. Sự khác biệt của người biết làm chủ cảm xúc và người không biết làm chủ cảm xúc trong hoàn cảnh này sẽ quyết định cuộc đời của họ. Người vượt qua được cảm xúc tuyệt vọng sẽ mạnh mẽ đứng lên đối mặt với nghịch cảnh và chiến thắng. Ngược lại, người để sự bi quan đánh gục sẽ khó có sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh.
Ai đó từng nói: "Lợi thế của cảm xúc là chúng dẫn ta đi lạc đường." Vậy nên, tự chủ được cảm xúc sẽ giúp ta không chệch đường, lạc hướng. Tự chủ cảm xúc trong tình yêu, giúp ta đủ lí trí để nhận ra con người thực sự của đối phương, không chọn sai người. Tự chủ cảm xúc trước ham muốn, dục vọng, sẽ khiến ta chiến thắng phần "con" trong chính mình, không ham muốn vô độ. Tự chủ cảm xúc trước uy quyền sẽ không bị uy quyền làm cho khuất phục, không uốn gối, quỵ lụy..
Người biết tự chủ cảm xúc sẽ dễ dàn xử lí tình huống và xử lí một cách sáng suốt, hiệu quả hơn người thường xuyên bị cảm xúc chi phối. Hiệu quả công việc vì thế sẽ tốt hơn. Người tự chủ cảm xúc sẽ là những người có nhiều cơ hội thành công hơn. Chẳng phải những người thành công, họ luôn có phong thái điềm đạm, tự tin đó sao?
Như vậy, tự chủ cảm xúc mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho chính bản thân mình. Đồng thời, tự chủ cảm xúc còn lan tỏa nhiều điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh, đến xã hội. Như trong gia đình, mọi người đều đối với nhau ôn hòa, sẽ giúp gia đình êm ấm, hòa thuận. Trong tập thể, ai ai cũng điềm đạm, nhã nhặn, sẽ giúp tập thể đoàn kết, vững mạnh. Trong xã hội, sự tự chủ cảm xúc của mỗi người sẽ giúp xã hội trở nên an sinh, yên bình hơn. Trong công việc quốc gia, người lãnh đạo biết tự chủ cảm xúc sẽ có những quyết định sáng suốt, hiệu quả.
"Đừng nhượng bộ cảm xúc. Một trái tim quá nhạy cảm là thứ tài sản bất hạnh trên mặt đất không vững chắc này." Sẽ như thế nào nếu con người để cảm xúc "đi hoang"? Cảm xúc vô hình nhưng có sức mạnh ghê gớm. Bởi nó quyết định suy nghĩ, hành vi của chúng ta. Nếu không kìm giữ nó, làm chủ nó thì khác gì cưỡi ngựa không có dây cương và sớm muộn gì kẻ mạo hiểm ngồi trên lưng ngựa cũng sẽ bị ngã đau.
Biết bao nhiêu sự việc đau lòng xảy ra hàng ngày đều do sự nóng giận của cảm xúc mà ra. Ba người con gái không kìm được sự ghen tức với mẹ đẻ trong chia chác đất đai đã hùa nhau đốt nhà của mẹ. Người chồng nóng giận trong lúc cãi cọ với vợ đã sát hại cả ba mẹ con và tự kết liễu đời mình.. Thống kê cho hay khoảng 70% các vụ án mạng liên quan đến nguyên nhân mâu thuẫn gia đình là hành động bột phát không có chủ ý trước - nghĩa là đều do không làm chủ được cảm xúc. Thật đáng buồn.
Tự chủ cảm xúc là cần thiết. Vậy làm thế nào để có thể giữ được trạng thái thăng bằng trong mọi tình huống? Trong những tình huống khó khăn khiến cảm xúc của chúng ta dần trở nên tiêu cực, thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy cho bản thân một chút thời gian để xử lý thông tin sự việc vừa xảy ra; hãy thả lỏng người và hít thở sâu để giữ bình tĩnh; hãy di chuyển đến một không gian thoải mái hơn; hãy nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực; tự động viên, ám thị bản thân bằng những câu thần chú: "Phải thật bình tĩnh", "Mọi việc sẽ có cách giải quyết".. Đó là những cách hiệu quả chúng ta làm chủ cảm xúc của mình.
"Nếu không làm chủ được cảm xúc, ta sẽ trở thành nô lệ cho cảm xúc". Vậy nên, mỗi chúng ta cần nhận thức được việc tự chủ cảm xúc bản thân là kĩ năng cần thiết để chúng ta sống và hòa nhập. Từ đó, mỗi người hãy hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Mẫu đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết cân bằng trong cuộc sống
Nội dung bài viết thuộc quyền sở hữu của Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng dẫn nguồn.
Cân bằng cảm xúc là một khả năng quan trọng mà chúng ta nên biết và áp dụng trong cuộc sống. Cảm xúc là những tình cảm mà chúng ta trải qua, được kích thích bởi những sự rung động trong lòng. Tuy nhiên, để sống một cuộc sống thực sự tự chủ và thành công, chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc, tức là khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của mình.
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn nhận rằng nếu để cảm xúc chi phối cuộc sống, chúng ta dễ bị mất tự chủ và lý trí. Khi không có khả năng điều khiển cảm xúc, chúng ta có thể hành động một cách không suy nghĩ kỹ, gây ra những hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác. Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta giữ được tâm trạng tốt, từ đó dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tạo ra những mối quan hệ tốt với người khác.
Luôn giữ được cân bằng cảm xúc cũng là một kỹ năng sống quan trọng. Nó giúp chúng ta có được sự an toàn, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta biết điều chỉnh cảm xúc của mình, chúng ta sẽ không bị cuốn theo những trạng thái cảm xúc tiêu cực, mà thay vào đó, có thể giữ được sự tự tin và kiểm soát cuộc sống của mình. Việc cân bằng cảm xúc giúp chúng ta đối mặt với khó khăn, thử thách và khủng hoảng một cách hiệu quả, đồng thời giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn và duy trì quan hệ tốt với người khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của cân bằng cảm xúc và áp dụng nó trong cuộc sống. Nhiều người vẫn sống theo cảm tính, không biết kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ sống một lối sống thiếu ý thức, chỉ biết theo đuổi những thứ thoáng qua mà không tôn trọng giá trị của cuộc sống.
Vì vậy, để đạt được một cuộc sống có chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu, chúng ta cần thực hiện việc cân bằng cảm xúc. Điều này sẽ giúp chúng ta duy trì trạng thái tâm lý tích cực, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.