Retail Audit là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp FMCG hiểu rõ thị trường, bắt kịp xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, thương hiệu có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, giúp tăng doanh số và vượt lên đối thủ. Cùng AIM tìm hiểu kĩ hơn về Retail Audit dưới đây nhé!

III. Quy trình thực hiện Retail Audit cho sản phẩm FMCG

Trong bước này, trade marketers sẽ đo lường số lượng retailer trên thị trường. Điều này đòi hỏi họ phải đi ra thị trường vì nó luôn biến động và thay đổi theo thời gian, nếu không đi ra thì họ sẽ không thể biết được là nó đang tăng lên hay giảm xuống. Từ đó nắm được số lượng cửa tiệm thay đổi ra sao, loại hình hiện có bây giờ như thế nào, có cửa hàng nào mới hay không.

Ví dụ, để đo được số retailer tại thành phố Hà Nội, công ty nghiên cứu thị trường sẽ tiến hành khoanh vùng và chia nhau để đi quét các cửa tiệm bán lẻ để thống kê số lượng hiện có trong khu vực – số lượng cửa tiệm hiện tại là bao nhiêu? Các cửa tiệm nằm ở đâu? Loại hình như thế nào và lợi nhuận ra sao? Sau khi quét và phân tích, chúng ta thống kê được khoảng 1000 điểm bán. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi các cửa tiệm thường sẽ có sự chênh lệch về doanh thu, bất kể là lớn hay nhỏ, Vì thế ở bước này, các agency research sẽ xếp hạng số cửa tiệm theo doanh thu và chia làm từng nhóm nhỏ ứng với tiêu chí (doanh thu rất lớn, doanh thu lớn,….).

Vì số lượng cửa hàng quá lớn nên trade marketers cần thu hẹp lại phạm vi nghiên cứu bằng cách chọn ra những cửa hàng có tính đại diện cao cho mỗi nhóm loại hình/ tiêu chí. Số lượng cửa hàng được chọn cho mỗi loại hình cần có tỉ lệ tương đương với thị trường thực tế.

Ví dụ: trong bước đầu tiên, khi thống kê được có 1000 cửa hàng trong khu vực Hà Nội, agency research nhận thấy rằng với nguồn lực của mình có hạn nên rất khó để có thể liên tục thu thập thông tin của tất cả các cửa tiệm ấy. Chính vì thế, với mỗi nhóm cửa tiệm có doanh thu rất lớn, doanh thu lớn, doanh thu trung bình… được chia ở bước 1, bên nghiên cứu thị trường sẽ chọn ra một vài cửa tiệm bất kỳ theo phương pháp bóc mẫu trong nhóm để thu thập thông tin đại diện cho toàn bộ nhóm đó.

Việc sai số dĩ nhiên sẽ có nhưng với sự tính toán kỹ lưỡng về số lượng mẫu thì sai số sẽ không quá đáng kể. Từ đó, chúng ta sẽ chọn được mẫu là 100 cửa hàng trên tổng số 1000 cửa hàng.

Trong bước này, trade marketers sẽ xây dựng bảng khảo sát dựa trên một số tiêu chí, số liệu cần đo lường và tiến hành thu thập dữ liệu tại các cửa hàng được chọn.

Cụ thể, với 100 cửa tiệm được chọn lọc ở bước 2, hàng tháng các nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ chia nhau tới từng cửa tiệm để làm 3 việc chính:

Lưu ý, bảng khảo sát có thể thay đổi tùy theo mục tiêu đề ra.

Phóng số liệu thống kê & 5. Báo cáo số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được các công ty nghiên cứu thị trường sẽ xử lý và phân tích dữ liệu, “phóng đại” chúng để thể hiện đúng với quy mô của thị trường trên thực tế. Vì thế, việc chọn mẫu có tính đại diện cao và thu thập dữ liệu rất quan trọng để đảm bảo được tính chính xác của số liệu sau khi phóng.

Kết quả thu được sẽ là những thông số quan trọng như consumer sales, distribution, out-of-stocks,…Những thông số thu được sẽ cho thấy:

Đọc thêm: Lộ Trình Học Data Analytics Dành Cho Marketer

V. Sức mạnh của nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu trong FMCG

Dữ liệu và phân tích là những công cụ mạnh mẽ mà các công ty có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng và đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược của họ. Dữ liệu này sẽ liên tục thay đổi do tính chất ngắn hạn của các mặt hàng FMCG.

Những thương hiệu trong ngành FMCG có thể sử dụng dữ liệu để:

Bằng cách tận dụng dữ liệu và phân tích, các công ty FMCG có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận, đồng thời dẫn đầu đối thủ trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng.

Phân tích và ứng dụng data đóng vai trò tối quan trọng trong việc ra quyết định marketing. Bởi, kỹ năng phân tích dữ liệu cho mọi loại hình data được ứng dụng cho từng mục đích marketing như: Dự báo, hoạch định kế hoạch, đánh giá hiệu quả,..

Để trở thành một marketer tài năng với kỹ năng phân tích dữ liệu, giúp đọc vị các số liệu quan trọng, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing sao cho hợp lý, hiệu quả, khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn, với lộ trình hoàn chỉnh:

Phân tích và ứng dụng data là vũ khí bí mật giúp marketer bắt nhịp thị trường, thấu hiểu khách hàng và đưa ra quyết định đúng đắn. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo xu hướng, hoạch định chiến lược và đánh giá hiệu quả cho mọi hoạt động marketing. Nếu bạn muốn trở thành một marketer tài năng và sở hữu kỹ năng phân tích dữ liệu đỉnh cao thì khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn, với lộ trình hoàn chỉnh:

Với lộ trình bài bản cùng sự hướng dẫn đến từ đội ngũ giảng viên là những chuyên gia marketing kỳ cựu hiện làm đang việc tại các tập đoàn đa quốc gia vốn hiểu rõ giá trị của marketing data analytics, khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS sẽ là khóa học mà bạn không thể nào bỏ lỡ nếu bạn muốn làm chủ data trong marketing, cũng như hiểu rõ hơn về những kỹ năng, công cụ cần thiết về data analytics.

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!

Tổng lãnh sự Behzad Babakhani đánh giá thị trường Việt Nam mang tới nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Canada, nhưng đồng thời cũng có những thách thức mà nước này cần đối mặt.

Trao đổi với Zing về việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về vấn đề kinh tế, Tổng lãnh sự Canada tại TP.HCM Behzad Babakhani đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đáng để đầu tư sớm và đầu tư nhiều hơn nữa.

“Chúng tôi rất hào hứng khi đến đây, vì chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam. Bất kỳ ai đến Việt Nam cũng sẽ phải thốt lên: ‘Tuyệt vời, đây chính là tương lai. Chúng ta cần phải đến đây, phải đầu tư ngay bây giờ’”, ông Babakhani nói với Zing bên lề một sự kiện quảng bá sản phẩm Canada hôm 28/4.

Ông Babakhani có đánh giá lạc quan về hợp tác kinh tế giữa hai nước cho đến nay, cho biết từ năm 2015, Việt Nam đã là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong số các nước ASEAN, với thực phẩm nông nghiệp và hải sản là một phần quan trọng của thương mại song phương.

Năm 2021, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này từ Canada vào Việt Nam đạt gần 313 triệu CAD, tương đương gần 6.000 tỷ VNĐ.

Năm 2020, thương mại hàng hóa song phương Canada – Việt Nam đạt mức kỷ lục mới là 8,9 tỷ CAD (khoảng 6,94 tỷ USD), trong đó hàng hóa nhập khẩu của Canada từ Việt Nam chiếm gần 92%.

Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến lớn thứ 3 của nông sản và hải sản Canada xuất khẩu sang khối ASEAN năm 2021. Các sản phẩm chủ lực của Canada sang Việt Nam bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, hải sản (cá, tôm hùm, cua, hào,..), trái cây, thịt bò, thịt heo, và sản phẩm từ sữa. Năm nay, nhân sâm của Canada đang được quảng bá mạnh mẽ.

Dù đạt được nhiều thành công, ông Babakhani cho biết Canada cũng đối mặt với một số thách thức trên thị trường Việt Nam do tính cạnh tranh cao, và do ảnh hưởng từ đại dịch.

“Chúng tôi phải cạnh tranh với rất nhiều nước và mặt hàng quốc tế khác nhau, từ Mỹ, Australia, châu Âu, Hàn Quốc,… Vì vậy, các mặt hàng chúng tôi mang đến đây phải là những sản phẩm thật sự vượt trội về chất lượng so với tầm giá”, ông nói với Zing.

Ông giải thích rằng nhờ việc cắt giảm thuế quan qua việc hợp tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà mức giá các mặt hàng Canada đến Việt Nam đã giảm đáng kể, mang lại sự kết nối sâu sắc hơn giữa 2 thị trường.

Sau gần 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, ông Babakhani cho biết bản thân yêu thích sự năng động và nhiệt huyết của đất nước, và vì vậy mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

“Tôi ấn tượng với năng lượng và những giá trị của Việt Nam. Bất kỳ ai tôi nói chuyện hay bất cứ đâu tôi nhìn vào, tôi cũng thấy họ tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc chăm chỉ, cũng như để thay đổi và phát triển”, tổng lãnh sự nhấn mạnh.

“Tôi cũng thấy những giá trị đáng quý trong cách giáo dục, trong các gia đình, trong mỗi công việc, và trong cả nền văn hóa Việt Nam. Đây thực sự là một nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng”, ông nói thêm.

Ông Babakhani tiết lộ Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM đang có rất nhiều kế hoạch hợp tác hơn nữa không chỉ về nông nghiệp, mà còn về văn hóa, giáo dục, năng lượng sạch, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, dược phẩm và sản phẩm y tế, gỗ và lâm sản, dịch vụ tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và Canada sắp kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.

“Hiện tại, cả hai nước đã bắt cầu mở cửa (sau đại dịch) và rất nhiều người Canada đang đến đây. Năm tới, chúng tôi dự định sẽ thúc đẩy nhiều người Canada đến Việt Nam hơn, cũng như giúp đỡ người Việt Nam có nhu cầu sang Canada học tập, làm ăn…”, tổng lãnh sự nói.