Tín phiếu (Treasury Bills hay T-Bills) là một chứng chỉ vay nợ ngắn hạn được phát hành bởi Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích huy động vốn. Tín phiếu xác nhận quyền chủ nợ và quyền được hưởng lợi tức của người sở hữu nó, đồng thời cũng xác nhận nghĩa vụ tương ứng của chủ thể phát hành tín phiếu.
Phương thức phát hành tín phiếu
Căn cứ và Thông tư 16/2019/TT-NHNN phát hành tín phiếu sẽ dựa vào hai hình thức sau:
Tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn, các tổ chức tín dụng bắt buộc phải phát hành theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp cần thiết, Thống đốc sẽ chỉ định mua lại các tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trước hạn.
Nếu các tổ chức tín dụng không đủ lượng tiền để mua tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái trích nợ thanh toán cho các tổ chức tài chính đó. Nếu đến hạn trích nợ mà các đơn vị tài chính chậm trễ thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Phương thức đấu thầu phát hành tín phiếu được thực hiện công khai trên nghiệp vụ thị trường mở cho nhiều đối tượng mua khác nhau.
Cách thức phát hành tín phiếu ra thị trường
Tín phiếu được phát hành thông qua hai cách thức chính là đấu thầu và phát hành bắt buộc. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tín phiếu theo hình thức đấu thầu từng lô. Các thông tin về đợt phát hành sẽ được gửi đến các thành viên đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Sau khi các thành viên đăng ký tham gia, Kho bạc Nhà nước tiến hành xác định mức lãi suất áp dụng cho từng mã tín phiếu. Thành viên trúng thầu sẽ nhận tín phiếu thông qua nghiệp vụ ghi sổ.
Dựa vào diễn biến của thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng phương thức phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp này, các tổ chức tín dụng phải mua tín phiếu theo quyết định từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Công thức xác định giá bán tín phiếu
Giá bán của 1 tín phiếu khi phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung được tính theo công thức sau:
Có nên đầu tư vào tín phiếu?
Với đặc điểm là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất của tín phiếu thường không cao so với một số giấy tờ có giá khác: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trên thị trường mở vẫn luôn được sử dụng linh hoạt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, lãi suất này cũng đảm bảo lượng cung tiền bổ sung ra thị trường không tăng quá nhanh, hạn chế lạm phát nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Thông tin mới
Lãi suất tín phiếu không quá cao để đáp ứng nhiều mục tiêu
Dù lãi suất không cao nhưng đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi:
Sự an toàn: Tín phiếu được phát hành dựa trên uy tín của tổ chức phát hành. Tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành giấy tờ có giá này. Đây là 2 đối tượng phát hành có chỉ số uy tín cao. Vì vậy, giấy tờ phát hành bởi các tổ chức này cũng được đánh giá cao về sự an toàn và khả năng thanh toán đầy đủ khi đến hạn.
Tính thanh khoản cao: Khi cần hỗ trợ tài chính, các tổ chức có thể dùng các giấy tờ này để chiết khấu hoặc vay tiền. Là một giấy tờ có giá có độ an toàn cao, hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn trên nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức đặc biệt hiệu quả và được đơn vị phát hành hỗ trợ nhanh chóng.
Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của hệ thống và nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Bạn dễ dàng nhận thấy thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tác động nhanh chóng và sâu rộng vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp đó, tác động này tiếp tục được lan truyền đến các chủ thể trong nền kinh tế, đứng đầu là các doanh nghiệp.
Dù lãi suất không cao nhưng đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào giấy tờ có giá này, các tổ chức cũng nhận được sự an toàn và tính thanh toàn rất cao, đảm bảo hỗ trợ tốt cho tình hình tài chính của tổ chức bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống các tổ chức tín dụng và tài chính có cơ hội hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn. Vì vậy, các tổ chức nên đầu tư vào giấy tờ có giá này.
Phân biệt tín phiếu và trái phiếu
Bảng: Phân biệt giữa trái phiếu và tín phiếu
Bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước
Hy vọng rằng, những thông tin hữu mà Zalopay cung cấp đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về tín phiếu là gì? Tín phiếu có những quy định nào? Đây là hình thức đầu tư tuy không mang lại nguồn lợi nhuận quá hấp dẫn nhưng lại đảm bảo độ an toàn cao, rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn trong bối cảnh thị trường chứng khoán đầy biến động và lao dốc như hiện nay.
Tín phiếu và trái phiếu là khái niệm rất quen thuộc với nhà đầu tư. Bài viết dưới đây Vietcap sẽ làm rõ khái niệm về tín phiếu, rủi ro, tính thanh khoản và sự khác biệt giữa hai loại tín phiếu và trái phiếu.
Tín phiếu là một loại "trái phiếu ngắn hạn" do ngân hàng nhà nước (NHNN) hoặc kho bạc nhà nước phát hành. Theo quy định, tín phiếu có thời hạn dưới 12 tháng, còn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng. Và cũng có thể hiểu đơn giản, đây là chứng chỉ được sử dụng để ghi nhận những khoản nợ ngắn hạn và được phát hành theo quy định, để thực hiện hoạt động vay tiền. Và tín phiếu có chức năng xác nhận quyền của chủ nợ về việc được hưởng lợi tức cùng với những nghĩa vụ của chủ thể đã phát hành.
Hiện tại ở Việt Nam phổ biến 2 loại tín phiếu, là tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Tín phiếu NHNN được phát hành cho tổ chức tín dụng có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại NHNN.
Tín phiếu được đảm bảo tính an toàn rất cao, bởi vì tín phiếu được phát hành bởi Nhà nước, Chính phủ. Trong điều kiện kinh tế bình ổn, hệ thống chính trị ổn định, không có chiến tranh thì khả năng mất thanh toán nợ bằng 0. Vậy nên tín phiếu được các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng lựa chọn như công cụ dự trữ tài sản. Tín phiếu được phát hành thông qua phương thức đấu thầu hoặc bắt buộc.
Mục đích của việc phát hành tín phiếu là huy động nguồn vốn ngắn hạn, điều tiết sự luân chuyển của đồng tiền, điều tiết lượng tiền đang lưu thông trên thị trường. Ngoài ra sử dụng tín phiếu có thể kiềm chế lạm phát, kích cầu thị trường nhằm ổn định tình hình kinh tế đất nước.
Như đã nói bên trên, tín phiếu được phân loại thành Tín phiếu ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc.
Tín phiếu ngân hàng được phát hành bởi ngân hàng Nhà nước. Là một loại công cụ được ngân hàng sử dụng với mục đích phục vụ cho việc hút tiền và đồng thời thắt chặt chính sách tiền tệ. Tín phiếu ngân hàng nhà nước được phát hành cho các tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và có tài khoản thanh toán bằng Việt Nam đồng tại ngân hàng nội địa. Tổ chức tín dụng là những tổ chức có hoạt động và tính pháp lý minh bạch.
Theo quy định, kỳ hạn của tín phiếu không được vượt quá 364 ngày. Mệnh giá tiền của tín phiếu là bội số của 100.000 đồng và thấp nhất là 100.000 đồng.
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán. Hay còn gọi là hình thức chiết khấu.
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu nhằm mục đích thực hiện hoạt động bù đắp những tổn thất, thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước, đồng thời còn phương tiện thúc đẩy và tạo thêm được phương tiện cho thị trường tài chính phát triển. Tín phiếu kho bạc có chức năng và vai trò chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ được phát hành bởi kho bạc Nhà nước. Như vậy, chúng ta có thể thấy được mục đích của việc phát triển tín phiếu là để làm rõ những khoản thâm hụt tạm thời trong ngân sách của Nhà nước.
Tín phiếu kho bạc được phát hành đi kèm với mức chiết khấu nhất định. Hay còn được gọi là tín phiếu mà được bán ở mức chiết khấu dựa trên mệnh giá không trả lãi và được kho bạc Nhà nước thực hiện hoạt động chuộc lại với đầy đủ mệnh giá cho đến thời hạn. Mức hạn của loại tín phiếu này sẽ đã được quy định rõ ràng bởi kho bạc Nhà nước, với hạn mức khá ngắn là: 3 tháng, 6 tháng cho tới dưới 1 năm. Khi tín phiếu kho bạc được bán với mức chiết khấu thì việc xác định giá của loại tín phiếu này sẽ phụ thuộc vào thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Còn về phần lãi suất của việc đầu tư tín phiếu sẽ không chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Tín phiếu kho bạc cho phép phát hành và bán lại với nhiều phương pháp tương tự với công cụ khác. Hình thức bán có thể là bán luôn trực tiếp tới tận tay nhà đầu tư hoặc phổ biến nhất là bán cho các ngân hàng trung ương, sau đó bán lại cho nhà đầu tư khác. Đây cũng là cách bán tín phiếu kho bạc được sử dụng nhiều.
- Báo cáo trái phiếu & tiền tệ - Vietcap
- Các loại chứng khoán có thu nhập cố định