THÉOPHR., fr. 5 (Simpl. in physic, 5 b). — Theophrastus nói rằng Xenophanes thành Colophon, thầy của Parmenides, giả định một nguyên lý duy nhất hay coi toàn bộ tồn tại là một, không giới hạn, không vô hạn

Vấn đề đạo đức và chính trị:

Về đạo đức, Xôcrát cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Đứng trên lập trường duy tâm chống lại thái độ hoài nghi của phái ngụy biện, Xôcrát đã đối lập niềm tin về sự tồn tại của một đạo đức duy nhất cần thiết, có tính chất bắt buộc đối với tất cả mọi người với thuyết tương đối về đạo đức của phái ngụy biện. “Hiện tượng Xôcrát” gắn với định hướng chính trị của ông. Ông có thái độ miệt thị nên dân chủ. Sự miệt thị ấy của Xôcrát không phải vì ông là người phản dân chủ mà đó là sự phê phán để tạo nên bản chất nền dân chủ. Ý đồ chính trị của Xôcrát là muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia phải có tri thức, phải có hiểu biết. Nhưng chẳng lẽ chính thể dân chủ không hướng đến điều đó.

Đêmôcrát nhà triết học duy vật xuất phát từ bản chất con người để định nghĩa về đạo đức. Ông cho rằng sự hài lòng và không hài lòng là động lực của mọi hành vi. Cảm giác dễ chịu là tiêu chuẩn của điều tốt, ngược lại, cảm giác khó chịu gây nên sự đau khổ là tiêu chuẩn của điều xấu.

Vì thế, con người tìm những cảm giác dễ chịu và tránh cảm giác khó chịu, cũng có nghĩa là con người vượt tới điều thiên và tránh điều ác. Ông cho rằng nếu không giữ điều độ thì cái dễ chịu nhất cũng trở thành cái khó chịu nhất. Đêmôcrát cho rằng sự hoàn thiện đạo đức là có thể có được nhưng phải dưới sự chỉ đạo của lý trí. Lý trí hướng con người vào mục tiêu đúng đắn. Do vậy phải thường xuyên trau dồi lý trí và tiếp thu những vấn đề quy luật của tự nhiên, quy luật hành động của con người. Ông cho rằng con người hành động không đúng là do không hiểu được cái đúng. Cho nên, theo ông, xét cho cùng vấn đề trau dồi đạo đức là vấn đề làm sao cho con người đạt được những tri thức cần thiết… Những cái gì là tiêu chuẩn của đúng và không đúng, của tốt và xấu? Đêmôcrít chưa trả lời được. Đây là chỗ trống sau đó chủ nghĩa duy tâm tấn công.

Ông đứng trên lập trường của phái dân chủ chủ nô, kịch liệt chống lại phải chủ nô quý tộc. Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà, lợi ích chung và quyền lợi chung của công dân tự do. Ông giống Xôcrát ở chỗ là muốn duy lý hóa nhà nước, muốn tất cả những người điều hành nhà nước phải có tri thức, phải có sự hiểu biết. Ông ủng hộ nền dân chủ nhưng ông không hạ thấp vai trò của lý trí.

Đối lập với Đêm rít là nhà duy tâm khách quan Platôn. Ông cho rằng, bản chất đạo đức con người không phải trong bản chất con người mà là trong linh hồn vĩnh cứu, độc lập với con người cụ thể; rằng thế giới hiện thực chỉ là nguồn gốc của những sai lầm và tội ác, Tri thức đúng đắn chỉ có được thông qua sự “hồi tưởng của linh hồn về cái thế giới lý tưởng mà nó nảy sinh từ đó.”. Ông chia linh hồn làm ba bộ phận: phần khôn ngoan, phần mãnh liệt và phần khao khát. Phần thứ nhất là cơ sở của sự thông thái, phần thứ hai là cơ sở của lòng dũng cảm, phần thứ ba là cơ sở sự trân trọng hay chừng mực. Kết hợp hài hòa ba bộ phận ấy, sẽ đạt được đức hạnh, chính nghĩa và cái thiện. Ông coi thượng đế là vị quan tòa tối cao của hành vi con người, vì vậy tôn giáo phải che chở nhà nước lý tưởng để giáo dục công dân sự sùng tín tôn giáo.

Nhà nước lý tưởng của Platôn là nhà nước được xây dựng từ các tầng lớp công dân khác nhau. Sự xác định các tầng lớp căn cứ vào sự phân chia linh hồn, trước hết là các triết gia, hay đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí của linh hồn, thứ hai, các chiến binh, hay đẳng cấp bạc, tương ứng với phần lý trí của linh hồn; thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, hay đẳng cấp đồng, sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Bản chất của nhà nước lý tưởng là công bằng.

Platôn muốn xây dựng một thiết chế nhà nước mới vừa đảm bảo bình đẳng xã hội, vừa cho phép bất bình đẳng về mặt hình thức trong quan hệ giữa các đẳng cấp, nhằm duy trì những thang bậc xã hội cần thiết, tránh tình trạng vô chính phủ như trong nền dân chủ. Nhà nước lý tưởng của Platôn là sự thống nhất những thực thể không bản sắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình không yêu cầu quyền lợi, nhu cầu cá nhân. Trong nhà nước ấy, các công việc của công dân được thực hiện theo sự phân công chung đạt tới sự hài hòa, thống nhất. Trong nhà nước lý tưởng, giáo dục được giành một vị trí xứng đáng hướng con người tới lẽ công bằng và cái thiện. Như vậy, nhà nước lý tưởng mà Platôn hình dung là một tổ chức chính trị hoàn hảo, giải quyết các nhiệm vụ sau: an ninh xã hội cho mọi thành viên và chủ quyền xứ sở; đảm bảo nhu cầu vật chất thiết yếu cho con người và xã hội; định hướng và khuyến khích sự sáng tạo khoa học. Khi các nhiệm vụ ấy được giải quyết thì con người đạt tới cái thiện, Nguyên lý cơ bản của nhà nước này là công bằng, mục tiêu của nhà nước là cái thiện tối cao, phương tiện của nó là giáo dục.

Arirtốt đã có nhiều cống hiến về đạo đức học. Ông cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất, phát triển những quyền lợi chính trị, khoa học mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức, Ông coi đạo đức học có mối liên hệ mật thiết với chính trị, Brixtốt xác định cái gì phục vụ được cho nhà nước và củng cố được trật tự đang tồn tại, cái đó là phẩm hạnh. Tự nhiên chỉ ban cho mọi người khả năng trở thành có phẩm hạnh, những khả năng ấy phải được thực hiện trong hoạt động của con người. Trong đạo đức học của Arixtốt, phạm trù chính nghĩa đứng trung tâm. Ông cho rằng con người chỉ có thể đạt được chính nghĩa trong quan hệ với người khác, cho nên trong thực hành chính nghĩa, con người tự thể hiện mình trước hết như một thực thể chính trị, xã hội. Hạnh phúc của con người là đạt tới những phẩm hạnh hoàn hảo. Phẩm hạnh chính là bản lĩnh lựa chọn những hành vi phù hợp với cái thiện.

Ông coi nghệ thuật quyền lực của nhà chính trị được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về đức hạnh công dân và đức hạnh nói chung. Khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm con người, phẩm chất của một công dân tốt thuộc về tất cả mọi người, nhưng phẩm chất của con người tốt chưa hẳn thuộc về tất cả công dân. Vì vậy, nhà chính trị trước hết là một công dân, có đức hạnh công dân, vừa là một con người, có đức hạnh con người nói chung. Tóm lại, đó là nhân cách cao thượng. Khoa học chính trị phân tích nguồn gốc, bản chất nhà nước, các hình thức tổ chức xã hội, kiểu xã hội lý tưởng dành cho con người. Tiêu chuẩn để xây dựng hình thức nhà nước kiểu mẫu là khả năng phụng sự lợi ích chung, là đi tìm hạnh phúc cho xã hội. Còn đạo đức lại đi tìm hạnh phúc cho cá nhân. Vì thế giữa chính trị và đạo đức có mối liên hệ với nhau, tác động qua lại nhau.

Epiquya đã đem triết học giải phóng tinh thần con người và đối lập với tôn giáo. Chính ông đã cắt đứt cơ sở tôn giáo của đạo đức, Êpiquya cho rằng những yêu cầu, quyền lợi và khát vọng của con người phản ánh bản chất con người. Nhiệm vụ của đạo đức học theo ông là dạy cho con người biết lựa chọn những thích thú một cách khôn ngoan, biết thỏa mãn những mong ước tất yếu, tránh xa những mong ước vô nghĩa và phản tự nhiên.

Học thuyết của ông chống lại tôn giáo, chống lại nỗi lo sợ về cái chết. Cái sợ hãi phải lùi bước trước nhận thức, Sự anh minh giúp con người thoát ra khỏi sợ hãi, thoát khỏi những dư luận giả dối, đem lại cho chúng ta niềm tin chân lý, gợi cho con người lòng dũng cảm. Sự anh minh làm cho con người ôn hoà, đem lại cho con người công lý – ông rút ra kết luận: sự ôn hoà là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc.