Lavender Studio -Trụ sở Hà Nội: 0243.990.5758 - 091 493 7887 - Chi nhánh TP HCM: 0283.886.6887 - 0912.79.7887 - Chi nhánh TP Đà Nẵng: 0236.360.6868 - 0902 52 28 25

Chân dung sinh viên ngành Tiếng Hàn Quốc

Ngành Tiếng Hàn Quốc (ngôn ngữ Hàn) là ngành học tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc thông qua: kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn, kiến thức tổng quát về kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử, con người Hàn Quốc giúp cho sinh viên nắm bắt được các kiến thức cơ sở và có cái nhìn thực tế nhất cho công việc của mình sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên ngành Tiếng Hàn Quốc được học những gì?

Trong ngành Tiếng Hàn Quốc, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về tất cả kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và kiến thức liên quan đến ngành Tiếng Hàn Quốc.

Sinh viên Ngành Tiếng Hàn Quốc (ngôn ngữ Hàn) sẽ học các môn nền tảng như: ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc, Đất nước Hàn Quốc, ngôn ngữ học xã hội, giao tiếp văn hóa, văn học Hàn Quốc…

Khi theo học ngành ngôn ngữ Hàn các bạn sinh viên sẽ được định hướng theo một số chuyên ngành khác nhau để phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau trong chuyên ngành như:

Sinh viên sẽ được học các kỹ năng về phiên dịch, biên dịch, Tiếng Hàn du lịch – khách sạn, quản trị du lịch lữ hành, quản trị khách sạn, địa lý văn hóa du lịch …

Trong chuyên ngành này các bạn sinh viên sẽ được học các môn chuyên sâu như: phiên dịch chuyên ngành, kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch, phân tích và đánh giá các bản dịch, kỹ năng nghiệp vụ trong biên phiên dịch…

Sinh viên ngành Tiếng Hàn Quốc tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội

Tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội thì các bạn sinh viên chuyên ngành Tiếng Hàn Quốc ngoài được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành các bạn sinh viên còn được học thêm những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng học tập…

Bên cạnh đó, sinh viên Cao đẳng Tiếng Hàn Quốc được nhà trường tạo điều kiện cho tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Hàn trong thời gian theo học, tại đây các bạn sinh viên có thể trực tiếp giao tiếp với người Hàn Quốc và học hỏi thêm những kinh nghiệm về giao tiếp và văn hóa của những người bản địa Hàn Quốc.

Và đặc biệt là các bạn sinh viên Cao đẳng Tiếng Hàn Quốc Tại trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội sẽ trực tiếp được các giảng viên là người Hàn Quốc giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tại trường.

Tại sao nên chọn học Cao đẳng Tiếng Hàn Quốc tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ?

Ngành tiếng Hàn Quốc nên học trường nào là băn khoăn của nhiều bạn học sinh. Có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành tiếng Hàn Quốc Tuy nhiên dưới đây là một vài lý do bạn nên chọn theo học tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội:

Hãy đăng ký ngay để trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội!

Đăng ký để nhận tư vấn chi tiết

Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, số 01 đường Trịnh Văn Bô, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Click bản đồ chỉ đường đến Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội.

Văn phòng tuyển sinh bắc Miền Trung

Khối 3, Thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHỈNH SỬA ẢNH LÀM BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG (NÂNG MŨI, BÓP MẶT … ) KHI XỬ LÝ HỒ SƠ CÓ SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO SO SÁNH VỚI ẢNH TRÊN CCCD TRONG DỮ LIỆU DÂN CƯ QUỐC GIA. NẾU CÓ CHỈNH SỬA ẢNH SẼ BỊ CHO “KHÔNG TRÙNG” SẼ RẤT NHIỀU RẮC RỐI

Hình chân dung phải đảm bảo các yêu cầu sau :

– Đối với nam thì không đeo các loại khuyên (khuyên tai, khuyên mũi, khuyên môi …)

– Trang phục lịch sự (các bạn nữ không mặc áo hai dây hay các trang phục quá mát mẻ )

– Vén tóc sao cho lộ rõ hai vành tai, lộ rõ lông mày.

– Ảnh phải rõ nét, không bể hạt.

– Khuôn mặt phải chiếm khoảng 75% diện tích ảnh, đừng chụp hình mà mặt nhỏ quá nhé.

– Cười mỉm thôi đừng cười thấy răng .

– Không nên tự chụp selfie, nên ra tiệm chụp lấy file cho đẹp và tuyệt đối không chụp lại hình thẻ đã in ra .

– Độ phân giải tối thiểu 300dpi tương ứng kích thước ảnh 1200 x 1800 pixel.

– Định dạng file ảnh là JPEG 2000

Dưới đây là hình mẫu, các bạn tham khảo.

Cùng điểm qua vài hình ảnh về Hà Nội ngày xưa.

“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

Bách thú Hà Nội được khởi công vào năm 1890 - hai năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa. Ban đầu đây là một vườn thí nghiệm, nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất là từ các quốc gia thuộc địa châu Phi để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt. Cùng với cây, một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông đã quy tụ về.

“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân/ Thức gì cũng có xa gần bán mua”. Câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến chợ biểu tượng của Thủ đô. Đây là một trong những ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Địa danh này có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Xưa kia chợ bán rất nhiều loại hàng, nhưng hiện tại chủ yếu bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau qua mỗi triều đế vương. Nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Lúc này, Hà Nội chưa có đê chạy dọc sông Hồng nên góc nhìn từ con đường mang tên khá lạ “Quai de Commerce” (Kè Thương mại) ra sông khá thoáng. Tên này được người Pháp gọi chung cho con đường ven sông Hồng. Phía xa là cầu Long Biên, biểu tượng huyền thoại của Hà Nội, còn tồn tại đến ngày nay.

Phố Hàng Đào. Rue de la Soie - tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội - đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ). Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Mã Mây xưa kia là hai phố với hai đặc trưng hàng nghề là hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc. Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc từng trú quân tại đây.

Nhà thờ Lớn Hà Nội là kiến trúc ít biến chuyển nhất qua thời gian còn tồn tại giữa lòng thủ đô. Nhà thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi. Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay.

Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh.

Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…

Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…