Ngày 28/5/1999 trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 126/QĐ - TTG của thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Trung học Công Nghiệp I. Hiện nay, trường có hai cơ sở đào tạo đều thuộc địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội với tổng diện tích trên 11 ha. Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, nội trú đầy đủ...

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập hay tư? Thuộc Bộ nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:

Như vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp.

Trường Đại học Luật Hà Nội có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập hay tư? Thuộc Bộ nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo được quy định như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:

- Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên kết đào tạo trung cấp luật).

Lãnh đạo Trường đại học Công nghiệp Hà Nội trao quyết định thành lập Trường Cơ khí - Ô tô - Ảnh: Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Ngày 5-8, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trường Cơ khí - Ô tô. PGS.TS Hoàng Tiến Dũng, trưởng khoa cơ khí, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường Cơ khí - Ô tô.

Theo đó, Trường Cơ khí - Ô tô được thành lập trên cơ sở sáp nhập và phát triển khoa cơ khí và khoa công nghệ ô tô. Đây là 2 khoa có bề dày lịch sử, là đơn vị mũi nhọn trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.

Như vậy, đến nay Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã có 2 trường thành viên được thành lập, gồm Trường Ngoại ngữ - Du lịch (tháng 12-2021) và Trường Cơ khí - Ô tô.

Nhà trường đặt mục tiêu đến năm 2025, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ phát triển thành Đại học Công nghiệp Hà Nội với 3-5 trường thuộc, trực thuộc.

TS Kiều Xuân Thực - hiệu trưởng - cho biết việc phát triển từ trường đại học thành đại học sẽ là cơ hội để các trường đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả hơn.

"Việc thành lập các trường trong trường đại học giúp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho từng đơn vị, thúc đẩy quyền tự chủ của các trường trong đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên", ông Thực nói.

Trước đó, vào đầu tháng 7-2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân cũng cho biết dự kiến 6 tháng cuối năm 2023, nhà trường sẽ tập trung hoàn thành việc thành lập ba trường trực thuộc, làm hồ sơ để lên đại học vào năm 2025.

Hệ thống các trường thành viên dự kiến bao gồm: Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế, Trường Công nghệ và một số các trường khác (theo điều kiện và lộ trình phát triển).

Hiện, cả nước có 6 đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Điều kiện chuyển từ trường đại học lên đại học

Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện:

- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Có ít nhất ba trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;

- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 quy định cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội như sau:

Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(2) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.

Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. Số lượng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.

(3) Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Hội đồng Khoa học và Đào tạo có Chủ tịch, thư ký và các thành viên; có số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng; trưởng của một số khoa, viện, phòng chức năng trong Trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường (nếu cần thiết).

Hội đồng Khoa học và Đào tạo được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(4) Các đơn vị trực thuộc Trường:

- Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước;

- Khoa Pháp luật thương mại quốc tế;

- Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí;

- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Trung tâm Thông tin thư viện;

- Trung tâm Công nghệ thông tin;

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường do Hiệu trưởng quy định.

(5) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội

- Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Chi hội Luật gia Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Hội Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đảng bộ, các đoàn thể và các tổ chức xã hội của Trường được thành lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Đảng, điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.