Việc nhập hộ khẩu cho người ở nhờ xảy ra phổ biến khi bố mẹ mua nhà đứng tên mình nhưng muốn cho con đăng ký hộ khẩu tại đó.

Những rắc rối khi cho nhập nhờ hộ khẩu cần biết

Hiện nay, việc cho nhập nhờ hộ khẩu để đăng ký nhập học, đi làm và các mục đích khác là khá phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM. Chỉ cần đảm bảo đủ diện tích sàn/người và có sự bảo lãnh của chủ hộ, người đó thường được nhập hộ khẩu hợp pháp dưới hình thức ở nhờ.

Tuy nhiên, có thể gặp phải những rắc rối như việc thiếu các giấy tờ cần thiết, hoặc phức tạp hơn là sự phản đối từ phía cơ quan quản lý hoặc cộng đồng dân cư tại địa phương.

Điều kiện để được nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ

Theo quy định của Điều 20 Luật Cư trú 2020, để được đăng ký hộ khẩu tại chỗ ở hợp pháp do mượn, thuê, ở nhờ thì bạn phải đáp ứng một số điều kiện được liệt kê sau đây:

Thứ nhất, được chủ sở hữu của chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng hộ khẩu tại nơi thuê, nơi mượn, nơi ở nhờ. Nếu đăng ký hộ khẩu vào cùng hộ gia đình đó thì phải được chủ hộ đó đồng ý;

Thứ hai, phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không được thấp hơn mức 08 m2 sàn/người.

Hồ sơ đăng ký thường trú cần có những giấy tờ nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

Như vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng mình quan hệ nhân thân và tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định.

Tải Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 mới nhất hiện nay

Không được tự ý xóa đăng ký thường trú của người nhập nhờ hộ khẩu

Theo quy định tại Điều 24 của Luật Cư trú 2020, người sẽ bị xóa đăng ký thường trú trong các trường hợp sau:

Do đó, nếu không rơi vào các trường hợp trên, chủ hộ không thể tự xóa đăng ký thường trú cho người nhập hộ khẩu nhờ, ngoại trừ trường hợp họ tự chuyển đi sau khi thỏa thuận với chủ hộ.

Hồ sơ đăng ký hộ khẩu cho người ở nhờ

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu cho người ở nhờ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

Hợp đồng cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định gồm:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong đó có ghi rõ thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Có bị chia đất, nhà với người nhập nhờ hộ khẩu không?

Câu hỏi liệu người có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản không chỉ có một trường hợp sổ hộ khẩu mang ý nghĩa xác định quyền tài sản, đó là khi tài sản đó là tài sản chung của hộ gia đình.

Theo quy định tại Điều 3 khoản 29 của Luật Đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất được định nghĩa là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Do đó, chỉ khi người nhập nhờ hộ khẩu có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng mới liên quan đến Giấy Chứng nhận Quyền Sử Dụng Đất.

Đăng ký thường trú cho cháu ruột ở nhờ thì có ảnh hưởng đến việc chia tài sản thừa kế trong gia đình không?

Về quyền thừa kế, việc đăng ký hộ khẩu cũng không ảnh hưởng đối với quyền thừa kế. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản. Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Như vậy, việc bạn cho cháu nhập hộ khẩu vào nhà mình không ảnh hưởng đến các quyền sở hữu tài sản cũng như quyền thừa kế với các thành viên trong gia đình.

Người nhập nhờ hộ khẩu có được chia thừa kế không?

Theo quy định của Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản.

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực, tài sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Khi thừa kế được chia theo pháp luật, những người thừa kế sẽ được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 của Bộ Luật Dân sự.

Do đó, nếu người nhập nhờ hộ khẩu không thuộc vào bất kỳ hàng thừa kế nào được quy định, họ sẽ không được thừa kế di sản.

Câu hỏi 1:  Cho người khác nhập hộ khẩu nhờ thì họ có được chia di sản thừa kế không?

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Vì vậy, việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa quản lý hành chính, xác định nơi thường trú của công dân chứ không ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của công dân.

Về quyền thừa kế, việc đăng ký hộ khẩu cũng không ảnh hưởng đối với quyền thừa kế. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản. Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Thủ tục nhập hộ khẩu cho người ở nhờ

Quy trình nhập hộ khẩu cho người ở nhờ như sau:

Bước 1: Người đăng ký hộ khẩu đến nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm:

Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người thực hiện thủ tục đăng ký. Trường hợp hồ sơ nhập hộ khẩu ở nhờ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Đồng thời, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin liên quan đến đăng ký hộ khẩu. Trường hợp, Cơ quan đăng ký cư trú từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người đăng ký, trong văn bản phải nêu rõ lý do.